Hỗ trợ F0 từ xa: "Mỗi tin nhắn báo sức khoẻ ổn định, mình chỉ biết thầm cảm ơn"

Nhìn mọi người qua tin nhắn, qua những dòng chữ được gửi qua, nét ảnh trên điện thoại. Cậu bạn luôn đùa rằng mình là "hotline", luôn sẵn sàng, có mặt "trực tiếp" khi người dân cần.

Khác bối cảnh làm việc, có phần "nhẹ nhàng" hơn so với lực lượng tuyến đầu đang oằn mình chống dịch, thì phía sau ấy vẫn có những người trẻ thầm lặng góp sức mình vào công tác chung của thành phố. Không ở Sài Gòn, không trực tiếp đồng hành cùng thầy cô, bạn bè nhưng chàng sinh viên khoa Y vẫn đang từng ngày cố gắng dõi theo hơi thở của những bệnh nhân F0 đang cách ly và điều trị tại nhà.

ho tro f0 tu xa moi tin nhan bao suc khoe on dinh minh chi biet tham cam on - anh 0

Lý Anh, chàng sinh viên năm cuối ngành Y đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM, tuy ở quê nhưng vẫn xung phong tham gia vào đội hỗ trợ F0 từ xa. Bắt đầu gắn bó với công việc từ tháng 7 đến nay, nam sinh xem đây là công việc quen thuộc hằng ngày của mình dù đang cách xa TP.HCM gần 400km.

“Tin nhắn báo Âm tính, mình như đang được hòa chung niềm vui với bệnh nhân”

Nhìn những màu áo trắng đang ngày đêm chống dịch, từ thầy cô đến bạn bè ở thành phố đang nỗ lực từng ngày trong cuộc chiến sinh tử này, dù ở đâu thì màu áo blouse trắng cũng thôi thúc tinh thần của những sinh viên nhóm ngành y tế. vì mong muốn được đóng góp vào công tác chống dịch Covid-19 của thành phố, Lý Anh đã đăng ký vào đội hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. 

Số lượng F0 ngày một tăng cao, những lần bệnh viện quá tải, cuộc gọi đến 115 để hỗ trợ ngày một nhiều hơn, ai cũng oằn mình trong cuộc chiến khốc liệt này. Nếu được hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời, thì những tình trạng đáng tiếc sẽ không xảy ra, các bệnh nhân sẽ không phải đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết, đó cũng là lúc chàng sinh viên khoa Y không cho phép mình được ngồi yên giữa lúc này.

ho tro f0 tu xa moi tin nhan bao suc khoe on dinh minh chi biet tham cam on - anh 0
Bệnh nhân báo kết quả cho cậu bạn về tình hình sức khoẻ

"Mình muốn góp sức mình, dù nhỏ bé và không là gì so với thầy cô, những người bạn, người em mình nơi tuyến đầu. Nhưng mình nghĩ có đội hỗ trợ như này cũng phần nào vơi đi những gánh nặng cho tuyến đầu, F0 cũng không rơi vào nguy hiểm" - Lý Anh cho biết.

Công việc của Lý Anh cũng không có thời gian cố định, sau khi nhận những danh sách F0, bạn sẽ liên hệ và hỏi thăm và đánh giá tình trạng sức khỏe, động viên, trấn an và trở thành điểm tựa... cho bệnh nhân. Như những người bạn, người đồng hành, cậu bạn gọi thăm bệnh nhân, nhìn họ qua màn hình điện thoại và hướng dẫn điều trị tại nhà.  

ho tro f0 tu xa moi tin nhan bao suc khoe on dinh minh chi biet tham cam on - anh 0
Theo dõi họ suốt 14 ngày và thật may là họ hồi phục âm tính, sức khỏe bé nhỏ cũng ổn định

"Công việc hỗ trợ từ xa sẽ không được chính xác như việc thăm khám trực tiếp, mình chỉ tiếp xúc bệnh nhân thông qua các thiết bị điện thoại, video call, lời kể của bệnh nhân và người nhà để đánh giá tình trạng bệnh. Mình sẽ theo dõi và giúp bệnh nhân kết nối được với đội hiện trước khi tình trạng bệnh trở nặng và cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân".

Lý Anh luôn nghiêm túc trong công việc này, dù từ xa nhưng cũng không được xem nhẹ, luôn phải theo dõi để các bệnh nhân được điều trị tốt nhất, hỗ trợ kịp thời nhất. Công việc dù xa và không trực tiếp nhưng cậu bạn vẫn cảm thấy vô cùng ý nghĩa khi góp phần mình vào công cuộc chung của cả nước. 

"Có những hôm bệnh nhân báo chỉ số SPO2 dưới 94, mình cũng lo lắng vô cùng, điện ngay lập tức cho bệnh nhân để đánh giá lại, hướng dẫn bệnh nhân tư thế tập thở và thật may là chỉ số SpO2 ổn định trở lại, bệnh nhân cũng khỏe hơn và tiếp tục được theo dõi sát".

"Hotline 24/24, mình luôn sẵn sàng vì bệnh nhân"

Hơn một tháng gắn bó với công việc, đến hiện nay chương trình tư vấn sức khỏe F0 từ xa của Đại học Y dược TPHCM đã hỗ trợ cho gần 20,000 bệnh nhân F0 tại các Quận 8, Quận 10 và Quận Bình Tân.

Trong hệ thống đó, nhóm của mình, bao gồm Bác sĩ và các bạn sinh viên Y khoa khác cũng đã trực tiếp theo dõi, hỗ trợ hơn 100 bệnh nhân. Công việc hỗ trợ tuy từ xa nhưng cũng đã gửi đến cậu bạn 9X này nhiều cảm xúc và sự tự hào về chiếc áo mình đang khoác trên người. 

Những kỉ niệm sẽ mãi là điều khó quên với cậu bạn, hỗ trợ từ xa đã cho mình thêm vững tin và trân trọng hơn về nghề y. Tin nhắn được gửi về, nụ cười qua video call như tạo thêm động lực cho cậu bạn tiếp tục công việc, hỗ trợ và giúp đỡ các bệnh nhân F0 vượt qua dịch bệnh.

ho tro f0 tu xa moi tin nhan bao suc khoe on dinh minh chi biet tham cam on - anh 0
Lời cảm ơn của một bệnh nhân dù đang giám sát tại nhà ổn định nhưng phải đi bệnh viện dã chiến theo yêu cầu địa phương.

"Mình đã từng kết nối với gia đình mà 5,6 người đều là F0 từ ông bà đến các bé nhỏ. Theo dõi họ từ những ngày có chịu chứng nhẹ, đến những ngày thứ 13,14 dù có thay đổi nhỏ họ cũng báo tin cho mình. Vui nhất là lúc được nghe 'nay khoẻ rồi bác sĩ ơi', đến khi có kết quả âm tính, niềm vui như nhân đôi cho cả gia đình và bản thân mình".

Cậu bạn luôn cảm thấy được gắn bó, được "ké" thêm niềm vui với mọi người. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những hôm phải nhận tin bệnh nhân trở nặng, "ăn không ngon, ngủ không yên' cùng với bệnh nhân".

ho tro f0 tu xa moi tin nhan bao suc khoe on dinh minh chi biet tham cam on - anh 0
Luôn sẵn sàng vì bệnh nhân, vì F0 đang cần mình

"Nhiều hôm mình không thể chợp mắt được, nữa đêm bệnh nhân trở nặng, người nhà báo mình, có khi họ rối đến khóc nấc lên. Rồi cả những tin bệnh nhân tuy phải nhập viện mà vẫn không qua khỏi, khiến mình không khỏi chạnh lòng".

Lắng nghe mọi người qua tin nhắn, qua những dòng chữ được gửi qua, nhìn nét ảnh trên điện thoại. Cậu bạn luôn đùa rằng mình là "hotline", luôn sẵn sàng, có mặt "trực tiếp" khi người dân cần. 

Tình nguyện viên 17 tuổi: Hơn 2 tháng đạp xe đi chống dịch, có lần xém "ngủ" trên cầu Sài Gòn

Tình nguyện viên tại điểm tiêm vaccine Sinopharm: "Người dân không còn bỏ về như trước!"

Cặp đôi tình nguyện viên tham gia "đỡ đẻ" cho F0 trong khu cách ly: "Khóc nức nở khi em bé ra đời"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ