Giới làm phim nói về dự thảo Nghị định 06 sửa đổi?

Ý kiến của giới sản xuất, làm phim về những bất cập trong Nghị định 06 Sửa Đổi sắp ban hành liên quan đến nhóm ngành giải trí.

Trước sự vận động không ngừng của đời sống xã hội, nhu cầu giải trí của khán giả ngày càng tăng cao. Đặc biệt, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực kỹ thuật số đã và đang tác động mạnh đến thị trường giải trí nói chung, nhóm ngành điện ảnh nói riêng. 

Nghị định 06/2016/NĐ-CP (sửa đổi) sắp ban hành đang nhận được sự quan tâm của giới trong nghề và dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo hiện tại đang thiếu quy định nhất thể trong quản lý nhà nước, không bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ với giới làm phim để lắng nghe những chia sẻ:

gioi lam phim noi ve du thao nghi dinh 06 sua doi - anh 0

I. Hạn chế nghiêm trọng về phạm vi hoạt động của Luật Điện ảnh

1/ Trong Nghị định 06 Sửa Đổi sắp ban hành chưa đề cập đến vấn đề Quản lý nội dung trên không gian mạng và nền tảng trực tuyến: Các nội dung truyền phát trên các nền tảng trực tuyến và không gian mạng rất đa dạng, bao gồm cả phim và sản phẩm ghi hình không phải phim (tin tức, gameshow, trò chơi điện tử,…) nhưng không được đề cập trong NĐ 06 Sửa Đổi, và cũng không được điều chỉnh trong Luật Điện Ảnh. Như vậy hoạt động này đang hoàn toàn bỏ trống, không ai quản lý và giám sát.

Trước bất cập trên, Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn đã cho rằng luật Điện ảnh hiện hành đang còn tồn đọng nhiều hạn chế, chưa bao hàm đầy đủ phạm vi hoạt động của những nhóm ngành giải trí trên nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, đạo diễn nêu ý kiến khách quan nhất về việc quản lý nội dung OTT sao cho đảm bảo chất lượng. Cụ thể: 

"Thứ nhất, Luật Điện ảnh có phạm vi điều chỉnh quá nhỏ hẹp, không thể dùng để áp dụng cho các dạng nội dung khác. Rõ ràng là cần các bộ Luật khác về quản lý các dạng Nội dung (Bao trùm hoặc cụ thể) để cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, các cá nhân vận dụng. Hoàn toàn có thể dựa trên một số nền tảng đã được xây dựng và áp dụng trong Luật Điện ảnh, các quy định về phân loại độ tuổi đã có, để vận dụng thống nhất lên tất cả các dạng nội dung.

Thứ hai, về thực tiễn thì rõ ràng là sức người không thể tiền kiểm được khối lượng nội dung khổng lồ đang và sẽ được tạo ra, vậy nên chỉ có thể áp dụng cơ chế hậu kiểm. Đồng thời với việc áp dụng cơ chế hậu kiểm (nếu có), chúng ta cũng nên có nhận thức chung là bất kỳ ai cũng có thể vô tình phạm lỗi, không nên trầm trọng hóa các sự việc mà nên xử lý theo đúng bản chất của từng trường hợp."

gioi lam phim noi ve du thao nghi dinh 06 sua doi - anh 0
Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn.

Cùng với đó, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Phong Việt - người đồng thời có nhiều năm nghiên cứu về phim ảnh Việt Nam đưa ra nhận định: "Đây chính là khâu bất cập trong việc Nghị định và Luật không theo kịp với sự phát triển của thị trường. Thật ra với các sản phẩm phim, việc tự kiểm duyệt của ekip thực hiện cũng có thể xem là một bộ lọc tương đối, vì không ai muốn sản phẩm của mình bị vi phạm những quy định của pháp luật khi trình chiếu trên mạng. Chưa kể với mức độ đầu tư lớn, dẫn đến việc chăm chút sản phẩm của thể loại phim cũng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với mảng tin tức, việc thông tin thiếu kiểm chứng hoặc tin giả đang gây ra rất nhiều hệ lụy cho người nghe và xem, chính vì thế việc đưa mảng tin tức nói chung và gameshow, trò chơi điện tử… vào trong Nghị định và Luật là cần thiết. Chưa kể phải đưa vào càng sớm càng tốt để tránh việc có thêm những hậu quả xấu xảy ra rồi cơ quan quản lý mới tính đến việc áp vào quy định để răn đe."

gioi lam phim noi ve du thao nghi dinh 06 sua doi - anh 0
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Phong Việt - người đồng thời có nhiều năm nghiên cứu về phim ảnh Việt Nam.

II. Bắt buộc phải bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước

2/ Quản lý hoạt động của doanh nghiệp xuyên biên giới: NĐ 06 Sửa Đổi chỉ mới đưa ra quy định quản lý đối với doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình có sử dụng tên miền do Việt Nam quản lý, các doanh nghiệp ngoài nước sử dụng tên miền quốc tế cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam như Netflix, iQIYI, WeTV,… lại không được đề cập. Hoạt động của các doanh nghiệp này hiện không có luật nào quy định, hoàn toàn bỏ ngỏ, và không có kiểm soát.  

Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nêu rõ quan điểm về sự khập khiễng nêu trên: "Đối với Quản lý các doanh nghiệp xuyên biên giới mà có hoạt động tại Việt Nam thì về nguyên tắc họ cũng phải tuân thủ các quy định như doanh nghiệp trong nước. Cho nên quy định pháp lý chắc chắn là áp dụng không phân biệt doanh nghiệp nào là trong nước hay nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài họ cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam thì mới hoạt động lâu dài được, nhà nước có thể gặp khó khi xử lý cụ thể nhưng hoàn toàn có thể dễ dàng cấm họ hoạt động và thu lợi nhuận trên thị trường 100 triệu dân của Việt Nam".

gioi lam phim noi ve du thao nghi dinh 06 sua doi - anh 0
Sự bất bình đẳng giữa các nền tảng giải trí trực tuyến trong nước và nước ngoài cần được chú trọng một cách khắt khe.

Nhà nghiên cứu điện ảnh Nguyễn Phong Việt cũng chỉ ra những thiệt thòi của doanh nghiệp trong nước khi cơ chế bất bình đẳng đang xảy ra: "Có lẽ vẫn còn rất nhiều rào cản về mặt pháp lý với các nền tảng giải trí trực tuyến xuyên biên giới, từ đó dẫn đến việc chúng ta chưa có được sự thống nhất về quản lý các nền tảng này trên không gian mạng. Việc này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nền tảng giải trí trực tuyến trong nước và nước ngoài, nhất là ở góc độ chi phí tạo ra sản phẩm cũng như giá trị các gói thuê bao dành cho người dùng. Dĩ nhiên là vào thời điểm này các doanh nghiệp ở Việt Nam đang thiệt thòi hơn rất nhiều".

III. Hệ lụy của "thả cửa" OTT không có sự kiểm soát bằng luật pháp

3/ Nghị định 06 Sửa Đổi sắp ban hành không dẫn chiếu Luật Viễn Thông, Luật Điện Ảnh, Luật An Ninh Mạng: NĐ 06 Sửa Đổi có nội dung xuyên suốt liên quan mật thiết đến sản phẩm của điện ảnh, nền tảng truyền phát trên hạ tầng viễn thông và nội dung phổ biến trên không gian mạng. Chính sách quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Điều 5 cũng có đề cập việc tuân thủ pháp luật về điện ảnh và viễn thông. Tuy nhiên, NĐ 06 Sửa Đổi lại không có dẫn chiếu đến Luật Viễn Thông, Luật Điện Ảnh và Luật An Ninh Mạng tại phần Căn cứ. 

Việc thả nổi, không kiểm soát nội dung OTT ngoài việc tạo ra sự thiếu công bằng trong chính thị trường điện ảnh cũng sẽ mang đến không ít hệ lụy khi không có khung tham chiếu rõ ràng. Do đó, các quy định trong Luật yêu cầu phải mang tính chặt chẽ cao, đồng thời giải quyết được các vấn đề bất cập đang tồn tại.

"Chắc chắn là cơ quan quản lý sẽ bị chậm chân trong việc xử lý những sản phẩm vi phạm pháp luật hoặc vi phạm về mặt thuần phong mỹ tục của Việt Nam trên các nền tảng trực tuyến ấy. Thay vì chúng ta có những quy định quản lý rõ ràng ngay từ đầu, để đảm bảo giảm thiểu những lỗi có thể xảy ra với các sản phẩm giải trí của các nền tảng trực tuyến có người dùng ở Việt Nam". - Nguyễn Phong Việt bày tỏ quan điểm.

Quốc hội thông qua Luật điện ảnh (sửa đổi): Tiền kiểm kết hợp hậu kiểm phim phát hành trên mạng

Trước giờ bấm nút Luật Điện ảnh (sửa đổi): "Tốt nhất là tiền kiểm OTT nước ngoài"

Hướng đi nào cho doanh nghiệp OTT nội địa sau khi Luật Điện ảnh (sửa đổi) ban hành?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ