Ranh giới giữa nam và nữ trong thời trang dần mờ nhạt.
Nền âm nhạc Việt những ngày gần đây dường như được hâm nóng bởi sự tái xuất của các gương mặt như Chi Pu, Hoàng Thùy Linh, Trọng Hiếu,... cùng với màn debut của nghệ sĩ trẻ như MONO. Các sản phẩm âm nhạc của họ thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của công chúng về phần nghe lẫn phần nhìn.
Nội dung liên quan
Trong đó, MONO và Trọng Hiếu đang là hai cái tên "gây sốt" giới mộ điệu không chỉ về màu sắc âm nhạc đặc sắc mà còn là phong cách thời trang đầy tranh cãi. Hàng loạt các bình luận ủng hộ cũng như trái chiều về tạo hình mang tính unisex của hai nam ca sĩ đã dấy lên những vấn đề về giới tính trong thời trang.
Nắm bắt xu hướng thời trang đậm bản sắc gender fluid, MONO lẫn Trọng Hiếu đã biến hóa phong cách bản thân trở nên nữ tính với những thiết kế "độc bản" trong các sản phẩm âm nhạc và chiến dịch truyền thông.
Nội dung liên quan
Nội dung liên quan
Nhìn vào phong cách của hai nghệ sĩ Việt Nam, khán giả có thể dễ dàng cảm nhận thoang thoảng hơi thở của nền thời trang quốc tế, cụ thể là US/UK. Những gương mặt nổi bật như Harry Style, Troye Sivan,... chính là tín đồ của gu thời trang phi giới tính.
Những nam nghệ sĩ quốc tế đã tạo nên một làn sóng về bình đẳng giới trong thời trang bằng những chiếc váy, đầm hay phụ kiện lấp lánh. Từ những thiết kế "nữ tính" của Harry Style cho đến chiếc đầm hai dây của Troye Sivan, khán giả toàn cầu dần quen mắt, thậm chí là thích thú, với gu thời trang gia trộn yếu tố cương - nhu.
Trong khi thế giới dần bình thương hóa và có cái nhìn thoáng hơn về thời trang nam giới, Việt Nam cũng đón nhận làn sóng unisex như một sự hội nhập với nền thời trang đương đại. Nếu chỉ nói về lĩnh vực âm nhạc, các sao nam như Wren Evans, Erik và bây giờ là Trọng Hiếu và MONO cũng đang hưởng ứng phong cách thời trang này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh của văn hóa Việt Nam, lối ăn mặc mang tính quốc tế của các sao nam luôn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, phong cách thời trang unisex được nhiều người cho rằng chưa đủ phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước nếu "copy + paste" toàn bộ giá trị thẩm mỹ từ phiên bản nước ngoài.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vào 10/8 vừa qua, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho rằng nghệ sĩ có sức ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội hơn người bình thường, nhất là những tác động đến xu hướng hình thành tính cách của giới trẻ. Đặc biệt, phong cách thời trang, việc ăn mặc chưa đúng mực của nghệ sĩ đều được dư luận và giới trẻ quan tâm.
Từ đó, nữ đại biểu đặt ra những câu hỏi về ranh giới giữa phong cách thời trang và thuần phong mỹ tục đối với cách ăn mặc của không ít nghệ sĩ hiện nay, điển hình như "Tại sao đều là trang phục theo phong cách hở hang, nhưng người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng như nghệ sĩ lại được cho là đẹp, còn với người bình thường bị cho là không phù hợp thuần phong mỹ tục".
Là những nghệ sĩ Gen Z chính hiệu, từ Trọng Hiếu, Wren Evans cho đến MONO đang làm tốt phong cách thời trang mang màu sắc quốc tế nhưng có vẻ "thất thủ" trước thuần phong mỹ tục của đất nước giàu truyền thống.
Thị hiếu của người Việt, tính cả giới trẻ và thế hệ trước, phần nào vẫn còn nhiều định kiến về thời trang của nam giới cũng như quen mắt với hình tượng nam tính truyền thống - cứng rắn và mạnh mẽ. Theo lẽ, thời trang và thuần phong mỹ tục sẽ tiếp tục tỷ lệ nghịch với nhau.
Thuần phong mỹ tục sẽ được duy trì theo những quy chuẩn nếu thời trang được tiết chế phù hợp với bản sắc truyền thống. Ngược lại, thời trang tại Việt Nam sẽ phát triển tầm quốc tế nếu thuần phong mỹ tục trở thành điều thứ yếu.
Nói cách khác, thời trang và văn hóa bản địa sẽ cần chất liệu thời gian để có thể trở nên hòa hợp hơn hiện tại.
Nguồn: TH&PL