Dương Anh Vũ chỉ điểm tật xấu sinh viên Việt Nam: Luôn cảm thấy "đủ" và cứ chạy theo deadline!

Kỷ lục gia Dương Anh Vũ mới đây đã có những chia sẻ thẳng thắn “chỉnh đốn” tật xấu của sinh viên hiện nay.

Dương Anh Vũ - kỷ lục gia trí nhớ, Trưởng ban Cố vấn Khoa học của chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam - anh khiến nhiều người khâm phục với trí tuệ siêu việt, có thể ghi nhớ rất nhiều dữ liệu từ con số cho đến hình ảnh. Sau quá trình cố gắng nỗ lực, anh trở thành người Việt đầu tiên xác lập 4 kỷ lục thế giới về Siêu trí nhớ học thuật. Tuy nhiên trước đó, anh từng có thời đi học rất nhiều biến động.

Đằng sau loạt thành tích vươn tầm thế giới, Dương Anh Vũ còn là một "người bạn", một "người anh cả" của giới trẻ Việt Nam khi anh luôn cố gắng truyền đạt và "tiêm nhiễm" vào giới trẻ những câu nói gây thức tỉnh! Đó đều là những kinh nghiệm mà bản thân anh đúc kết được sau 11 năm ngồi trên giảng đường (Đại học, cao học và nghiên cứu sinh), và khoảng thời gian anh là giảng viên từng dạy qua rất nhiều thế hệ trẻ.

duong anh vu chi diem tat xau sinh vien viet nam luon cam thay du va cu chay theo deadline - anh 0
Dương Anh Vũ - Trưởng ban Cố vấn Khoa học của chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam (Ảnh: Siêu Trí Tuệ Việt Nam)

Trong talkshow Vui Sống Mỗi Ngày, Dương Anh Vũ đã chỉ điểm khá nhiều tật xấu của sinh viên hiện nay. "Tôi từng chứng kiến rất nhiều học sinh thành công rực rỡ trong thời Phổ thông, nhưng lại thất bại thảm hại ở Đai học... phần lớn là vì môi trường đại học quá tự do, nên sống thì buông thả, học tập thì cẩu thả... tương lai vì thế mà bị thả trôi tự do, bất định..." - anh chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

Luôn cảm thấy "đủ" trong giáo trình và nội dung trên lớp 

Anh cho biết, kỹ năng là những thứ mà đa số trường Đại học ở Việt Nam không đào tạo, chúng ta phải học ở ngoài hoặc phải  tự học. Đó là một trong những điểm thiếu sót lớn tại các trường ở Việt Nam. Chính vì thế, đã dẫn đến nhiều thói quen xấu trong học tập lẫn tư duy của sinh viên.

Nói về tật xấu lớn nhất của sinh viên Việt Nam, Dương Anh Vũ cho rằng hầu hết sinh viên đều bị thiếu kỹ năng và luôn trong tâm thế cảm thấy đủ với kiến thức mình học được từ trong giáo trình và nội dung thầy cô truyền tải trên lớp. 

Theo Dương Anh Vũ, tính ứng dụng trong giáo trình không cao, ngoài ra kiến thức trong giáo trình còn là kiến thức cũ. Chính vì thế, nếu vẫn giữ thói quen cảm thấy đủ với kiến thức trong giáo trình bạn có thể là một sinh viên thành công trong 4 năm đại học, nhưng bạn sẽ gánh chịu sự thất bại trong 40 năm tiếp theo. 

duong anh vu chi diem tat xau sinh vien viet nam luon cam thay du va cu chay theo deadline - anh 0
Dương Anh Vũ cho rằng thiếu sót lớn nhất trong các trường Đại học hiện nay là thiếu dạy kỹ năng cho sinh viên (Ảnh: Siêu trí tuệ Việt Nam)

"Thật ra, đại học là một môi trường mở, không bao giờ là đủ. Nó sẽ đủ khi bạn thấy đủ. Ngoài ra, giáo trình nó còn thiếu hoặc là cũ. Có những thứ còn rất cũ và kiến thức mới dường như nằm ở mảng tiếng Anh. Và khi muốn tiếp xúc với kiến thức mới, bạn phải biết tiếng Anh, đó lại là vấn đề của sinh viên Việt Nam. Cực kì nghiêm trọng, không chỉ riêng thời của tôi mà thời này cũng vậy" - Dương Anh Vũ chia sẻ.

Lời khuyên của Dương Anh Vũ dành cho tân sinh viên rằng học tập chưa bao giờ được cho là đủ, con người ta có thể ngừng ăn vì quá no, nhưng chưa có ai đủ can đảm ngừng học vì thấy mình quá giỏi.

Chỉ biết học thuộc lòng để đối phó thi cử

Nói đến một tật xấu "trầm trọng" tiếp theo của sinh viên, Dương Anh Vũ cho biết do nên giáo dục nước ta còn nặng tính thi cử nên thói quen học thuộc lòng để đối phó với thi cử còn rất nặng nề. 

Dù đồng tình rằng học thuộc lòng không phải một phương pháp xấu nhưng anh cho biết nó chỉ tốt một góc độ, khía cạnh và giai đoạn nhất định, và nó sẽ tốt khi chúng ta đang trên đà thu được kiến thức ở cấp 1 và 2 nhưng sau đó thì không tốt.

"Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, học sinh khi vào cấp 3 là họ đã bắt đầu quen với tư duy bậc cao, không còn sử dụng phương pháp học thuộc lòng nữa. Vì nếu bạn sử dụng phương pháp học thuộc lòng là bạn đang hủy hoại chính tư duy của bạn" - Dương Anh Vũ nói. 

duong anh vu chi diem tat xau sinh vien viet nam luon cam thay du va cu chay theo deadline - anh 0
Dương Anh Vũ cho biết tình trạng học chạy deadline ở sinh viên Việt Nam diễn ra trầm trọng trong môi trường học đường (Ảnh: Tuổi trẻ cười)

Anh cho rằng, người sử dụng phương pháp học thuộc lòng chỉ tập trung ghi nhớ nguyên văn dữ liệu mà họ muốn nhớ chứ họ hoàn toàn không hiểu nội dung mà họ nhớ. Vì thế, người phương Đông gọi học thuộc lòng là học vẹt, người phương Tây gọi học thuộc lòng là "nôn trớ". Tức, người ta ví thức ăn là kiến thức, và khi bạn muốn nhớ lại dữ liệu mà bạn nhớ thì bắt buộc bạn phải nôn ra. 

"Mà chẳng ai ăn lại cái đống nôn của mình cả, khi bạn đã nôn ra thì thức ăn nó sẽ biến mất đi và bạn phải ăn lại cái mới. Do đó, ở nước ngoài bậc đại học, cao học không bao giờ sử dụng phương pháp học thuộc lòng, nhưng ở Việt Nam, một điều đáng buồn đó chính là phương pháp này được sử dụng trong chương trình đại học một cách nghiêm trọng hơn" - Dương Anh Vũ chia sẻ. 

duong anh vu chi diem tat xau sinh vien viet nam luon cam thay du va cu chay theo deadline - anh 0
Học thuộc lòng trở thành một tật xấu của sinh viên khi không thể áp dụng tư duy bậc cao vào đại học

Nói về lý do, anh cho biết vấn đề không không nằm ở môi trường giáo dục, hay các trường đại học mà lý do ở chính sinh viên. Vì khi ở thời phổ thông, hàng ngày lên lớp học sinh đã được rèn có thói quen bị dò bài, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi giữa kì, cuối kì... Nhưng lên Đại học hầu như không còn nhưng điều đó nữa, khi vừa chân ướt chân ráo từ phổ thông lên, môi trường đại học hoàn toàn thay đổi, ngay lập tức bạn sẽ thấy "sướng" quá. Chính vì thế chúng ta không còn thói quen có bài nào xào bài đó nữa, mà chỉ dồn ứ lại cho đến cuối kì mới lao đầu vào học.

"Khi lao đầu vào học mười mấy môn trong 1 tháng thì chỉ có thể học thuộc lòng thôi chứ thể nào sử dụng được khả năng tư duy bậc cao hoặc đọc hiểu để thu lượm kiến thức đó. Đó là lí do vì sao tỉ lệ người sử dụng học thuộc lòng cao ở đại học cao hơn bậc phổ thông là như vậy" - Dương Anh Vũ tiết lộ. 

Đồng thời, kỷ lục gia Dương Anh Vũ cũng cho rằng, tất cả mọi thứ đều nằm ở phương pháp học. Nếu sử dụng phương pháp sai, hậu quả chúng ta nhận về sau rất lớn, nhưng khi sử dụng phương pháp đúng thành quả chúng ta nhận lại sẽ rất tốt. Đồng thời, chúng ta cũng cần rèn luyện tính kiên trì, ứng dụng, "hiểu" và cần có thời gian.

Vấn đề

Logo VieZ

Ai hấp tấp trên con đường học tập đều không thành công.

Dương Anh Vũ

Những câu nói "đụng chạm" nhưng thức tỉnh giới trẻ của kỷ lục gia trí nhớ Dương Anh Vũ

Kỷ lục gia trí nhớ Dương Anh Vũ "chấn chỉnh" 2k3: Đừng có suy nghĩ học cho qua đối với môn đại cương!

Sau thành công của Thùy Tiên: Bài học về ngoại ngữ trong giai đoạn hội nhập thế giới

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ