Covid - 19 đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ kể cả những người thân thuộc nhất.
Việc bùng phát dịch trở lại lần thứ tư và là cơn càn quét mạnh mẽ nhất trong vài năm trở lại đây ở Việt Nam. Chúng ta đã phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và thấu hiểu rằng Covid-19 gần như đã làm gián đoạn tất cả, người dân không thể đi làm, học sinh thì phải chuyển sang hình thức học online.
Tính từ những ngày đầu bùng dịch đến nay đã gần 4 tháng, hơn 120 ngày ngưng đọng, công việc và cuộc sống thay đổi, ai cũng trong trạng thái "ai ở đâu ở yên đó". Ca mắc mới, ca tử vong và những ngày sống trong cảnh giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của mọi người dân.
Trong đợt dịch lần này, số ca nhiễm tăng chóng mặt, từ chỉ vài ca mắc chúng ta đã phải đối diện với đỉnh điểm của dịch với hơn 10.000 ca mỗi ngày. Lực lượng y tế đã làm việc hết công suất, tuyến đầu, lực lượng quân đội, tình nguyện viên ngày đêm chiến đấu, đẩy lùi dịch bệnh. Các y bác sĩ tận tâm điều trị khỏi rất nhiều ca nhiễm nhưng đáng tiếc chúng ta không tránh khỏi việc có ca tử vong vì Covid-19.
Bệnh nhân tử vong, những câu chuyện chúng ta được chứng kiến mỗi ngày đều là những vết hằn sâu. Nỗi đau của người ở lại, đau đớn khi mất đi người thân, người đồng hành chỉ vì dịch bệnh.
Cảnh kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, vợ chồng từ nay cũng chia xa, những đứa bé ấm no hạnh phúc bất chợt thành trẻ mồ côi, bao cảnh mất mát, đau đớn mà dịch bệnh đã ập đến. Đây mãi là một ký ức, sự khó khăn mà chẳng một người nào có thể quên được.
Nhiều Bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai ra sức tìm lại kỷ vật của bệnh nhân đã tử vong
Theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, vào ngày rằm trung thu - ngày Tết đoàn viên đến nay, tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai (TP. HCM) đã diễn ra buổi gặp trao trả kỷ vật cuối cùng bệnh nhân Covid-19 đã tử vong cho người nhà của họ.
Dù đã được các y bác sĩ tận tình giúp đỡ, cứu chữa nhưng nhiều bệnh nhân đã không vượt qua. Bệnh viện, đội ngũ "áo trắng" ra sức tìm lại, giữ và trao gửi lại kỷ vật cho người thân với mong muốn chia sẻ mất mát, giúp các gia đình vơi bớt nỗi đau.
Những người mất do dịch bệnh là những người vô cùng đáng thương lúc này, họ không có người thân bên cạnh trong lúc lâm nguy, buồn hơn không thể tổ chức đám tang để tưởng nhớ cho sự ra đáng tiếc vì dịch bệnh. Quần áo, điện thoại, ví tiền,..
Đó là những kỷ vật họ để lại và là một phần kỷ niệm, những gì còn sót lại và đó cũng là niềm an ủi duy nhất cho người thân.
Các bác sĩ ở Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM đã nỗ lực hết sức mình tìm lại những kỷ vật của những bệnh nhân, những món đồ được gửi vào, cấm sạc nguồn điện thoại, những món đồ nhỏ nhất cũng được cẩn thận cất giữ.
"Tất cả người bệnh vào điều trị tại đây đều không có người nhà, do vậy những đồ đạc của người bệnh đều được các nhân viên y tế cất giữ, bảo quản, để khi người bệnh được ra viện, chúng tôi sẽ trao trả lại. Còn với những người bệnh không may tử vong thì Trung tâm sẽ tổ chức những đợt để mời người nhà đến trao trả lại những kỷ vật của người đã mất" - ông Trần Thái Sơn (Chánh Văn phòng Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
Hơn ai hết niềm trăn trở lo âu khi thấy bệnh nhân không qua khỏi cơn bạo bệnh, các bác sĩ luôn oằn mình, đau lòng khi nhìn bệnh nhân tử vong. Những ngày chiến đấu cùng các F0, các bệnh nhân kém may mắn, các y bác sĩ hiểu rằng đó là những món đồ quý giá nhất lúc này vì thế mà những kỷ vật đều được giữ đầy đủ và trao đến tận tay của người thân bệnh nhân.
Quy trình trao trả lại cũng được lãnh đạo Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp giám sát không một chút thiếu sót.
Nghẹn ngào nhận lại kỷ vật của người thân
Không sự mất mát nào lớn lao bằng sự sống bị cướp đi, người vừa cười nói bên cạnh chúng ta giờ đã mãi mãi rời xa. Nước mắt và đau buồn là điều không tránh khỏi, nhiều người đã oà khóc nức nở khi nhận lại kỷ vật của người thân đã mất. Đó toàn là những đồ vật thân thuộc nhìn thấy mỗi ngày nhưng giờ đây nó chỉ còn là kỷ niệm, là kỷ vật được xếp gọn và đặt ngay ngắn góc bàn thờ.
Người thân ra đi vốn đã một nỗi đau khôn nguôi nhưng lại không thể nhìn mặt lần cuối, không thể chăm sóc họ trong những giây phút cuối đời lại càng chồng chất thêm những nỗi đau.
Ai cũng lực bất đồng tâm, nhìn người thân một mình phải chiến đấu với bệnh tật, những giọt nước mắt khi nhận lại kỷ vật của cha, của người mẹ mà không thể giấu đi nỗi mất mát lớn lao này.
Tư trang cuối cùng của khoảng 260 bệnh nhân Covid-19 rời cõi tạm, không kịp gặp lại người thân lần cuối lần lượt được các y bác sĩ tại trung tâm gửi lại cho người nhà, đó là những nỗ lực cố gắng của đội ngũ y bác sĩ để vơi bớt đi phần nào đau thương.
Tuyến đầu đã nỗ lực hết sức nhưng không thể tránh khỏi sự mất mát
Có thể nói đến thời điểm này chúng ta đã làm rất tốt từ đội ngũ y bác sĩ, công tác phòng chống dịch đến chủ trương tiêm Vaccine. Mọi biện pháp thắt chặt đều được thực hiện nghiêm ngặt để tránh trường hợp lây lan trong cộng đồng. Hiện tại dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát, số ca bệnh cũng giảm rất nhiều so với giai đoạn đầu.
Không ai muốn trường hợp tệ nhất xảy ra là có người phải tử vong do Covid-19, những chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm khiến cuộc chiến thêm phần gian nan.
Các bác sĩ đã cố gắng hết sức ngày đêm để chữa trị cho các bệnh nhân, có trường hợp do kháng thể quá yếu hoặc do có bệnh nền từ trước làm nguy cơ tử vong tăng lên. Chúng ta đang ở trong cuộc chiến không hề có tiếng súng nhưng mất mát thì nhiều không kể.
Chúng ta cùng nỗ lực chung tay đẩy lùi dịch bệnh, bình thường mới sẽ sớm thôi.
Nguồn: TH&PL