'Đào, phở và piano': Một bộ phim 'trả nợ' cho Hà Nội

Tác phẩm điện ảnh "Đào, phở và piano" - do Nhà nước "đặt hàng" đã đáp ứng được nhu cầu xem những bộ phim nghệ thuật đẹp đẽ, chiều sâu của khán giả Việt hiện nay.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn là người cầm trịch Đào, phở và piano. Phim này xoay quanh cuộc sống trên một khu phố cổ trong mùa đông năm 1946, lấy bối cảnh cuộc chiến 60 ngày đêm căng thẳng bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Bộ phim quy tụ nhiều diễn viên tài năng như Doãn Quốc Đam (chiến sĩ tự vệ), Thùy Linh (tiểu thư Hà thành), NSƯT Trần Lực (ông họa sĩ già), Thiện Hùng (chú bé đánh giày), ca sĩ Tuấn Hưng (ông Phán), NSND Trung Hiếu (cha xứ), nghệ sĩ Anh Tuấn (ông bán phở), v.v..

dao pho va piano mot bo phim tra no cho ha noi - anh 0
"Đào, phở và piano" khai thác những khoảnh khắc cuối cùng, yêu sự sinh tồn, yêu cái đẹp, yêu tự do của người dân Thủ đô bất giờ.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn tái hiện một Hà Nội từ gần 80 năm trước - một Hà Nội mạnh mẽ, can đảm, với đa dạng tầng lớp nhân dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay tôn giáo. Tên gọi của bộ phim cũng xuất phát từ những đặc trưng của Hà Nội. Hoa đào thường thấy trong các dịp tết, phở là món ăn thân quen và tiếng đàn piano thánh thót luôn gắn liền với bầu không khí của Hà Nội.

dao pho va piano mot bo phim tra no cho ha noi - anh 0
Bộ phim được thực hiện với kinh phí 20 tỷ đồng.

Để tái hiện không khí của cuộc chiến tranh bảo vệ Hà Nội trong 60 ngày đêm đầy cam go từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, ê-kíp làm phim dành hơn 5 tháng thi công phim trường "khủng" tại doanh trại quân đội cũ ở Đại Lải, Vĩnh Phúc. 

Ngoài việc khắc họa chi tiết về cuộc chiến, bộ phim còn tập trung vào việc lý giải cốt cách và phẩm chất của người Hà Nội. Bất kể thân thế hay tầng lớp xã hội, họ đều có tình yêu đối với cái đẹp, đam mê tao nhã, tinh thần lãng tử và lòng yêu nước đầy nghĩa cử, quả cảm.

Một trong những điểm đặc biệt của "Đào, phở và piano" là không có nhân vật phản diện. Mọi nhân vật trong phim đều thể hiện phẩm cách anh hùng bất khuất của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến.

Phim cũng sử dụng âm nhạc một cách tinh tế để làm nổi bật không gian và tạo cảm xúc cho khán giả. Âm nhạc Việt Nam và nhạc Tây phương được kết hợp một cách đầy hài hòa để tạo ra một không gian lãng mạn và hào hoa, thể hiện đẹp của người Hà Nội xưa.

dao pho va piano mot bo phim tra no cho ha noi - anh 0
Đoàn làm phim giao lưu với báo chí tại Hà Nội.

Tuy Đào, phở và piano có một số hạn chế về bối cảnh, nhưng bộ phim đã vượt qua điểm yếu này để trở thành một tác phẩm điện ảnh đầy thú vị và đáng xem.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn chia sẻ với báo chí rằng tác phẩm này là cách ông "trả nợ" cho thủ đô, đặt tình yêu và cái đẹp của Hà Nội vào trái tim để thực hiện. Ông cũng mong bộ phim sẽ sớm ra rạp để khán giả có cơ hội trải nghiệm câu chuyện đẹp đẽ ấy. 

Phim "Đào, phở và piano" do Nhà nước đặt hàng nên Nhà nước sẽ quyết định việc ra rạp của nó hay không. "Không phải lúc nào khán giả cũng thích một bộ phim thuần giải trí. Có những lúc họ cũng có nhu cầu được xem những bộ phim nghệ thuật đẹp đẽ, chiều sâu. Đây là bộ phim dành cho tất cả mọi người", đạo diễn Phi Tiến Sơn nói với Tuổi trẻ.

Công thức làm phim Việt giờ vàng: Gây ức chế cho khán giả

Phim Việt ‘Bên Trong Vỏ Kén Vàng’ nhận về 5 phút vỗ tay tại Cannes

Phim Việt Nam ra rạp phải được ưu tiên chiếu vào khung 6-10h tối

Chia sẻ