Hiện tại có nhiều luồng tranh cãi gay gắt xoay quanh vấn đề này.
Theo các trò chơi điện tử, PK có nghĩa là dùng những chiêu thức để đánh bại đối thủ trong mỗi trận đấu. Dựa theo định nghĩa đó, PK trên nền tảng social chính là "cuộc tỉ thí" giữa các người dùng khi livestream, người nhận được nhiều lượt yêu thích hơn sẽ chiến thắng và yêu cầu đối phương thực hiện thử thách.
Nội dung liên quan
Những năm gần đây, việc PK dần trở nên quen thuộc đối với cộng đồng mạng Việt Nam. Không chỉ trong nước, giờ đây các "idol tóp tóp" còn có thể đấu với người dùng ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, để thần tượng dành chiến thắng nhanh chóng thì người xem phải tặng quà và những thứ này được đổi bằng tiền thật.
Vừa qua, một nam thanh niên đã bày tỏ suy nghĩ về vấn đề này và nhanh chóng tạo nên tranh cãi. Anh cho biết bản thân cảm thấy khó hiểu khi thấy việc những người em họ trong gia đình nạp tiền vào "tóp tóp" và gửi quà cho thần tượng trong những cuộc PK.
Nội dung liên quan
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải, bên dưới phần bình luận đã có hai luồng ý kiến khác nhau. Một phía tỏ ra đồng tình với ý kiến của nam thanh niên.
- Cuối cùng cũng có người nói ra điều này. Hy vong các bạn sử dụng đồng tiền cho việc có lợi ích hơn. Tiền ba mẹ bỏ thời gian và công sức lao động để làm ra thì bạn lại tặng cho người khác.
- Tiếng lòng của nhiều người đây rồi.
- Người thân mình cũng như vậy, sẵn sàng bỏ cả đống tiền cho thần tượng trên mạng xã hội chỉ để được gọi tên và hát cho nghe.
Tuy nhiên, phía còn lại cho rằng đây là việc bình thường vì không ai bị ép buộc phải nạp tiền vào nền tảng hay tặng quà ủng hộ "idol".
- Dễ hiểu thôi những người mang lại tiếng cười sự giải trí cho họ thì họ bỏ tiền ra, chẳng ai lừa đảo ai cả.
- Tùy cách nghĩ mỗi người thôi, họ làm ra tiền thì thích cho ai là quyền của họ mà.
- Không phải fan ai cả nhưng thực ra người ta cũng chỉ kêu gọi thả like. Tự bỏ tiền để tặng quà thì là do bản thân chứ đâu ai bắt buộc.
Nguồn: TH&PL