Cuộc đời nữ nghệ sĩ cải lương đầu tiên được phong NSND

Dù nữ nghệ sĩ Phùng Há đã rời xa trần thế gần 15 năm nhưng những cống hiến của bà với nghệ thuật cải lương nước nhà vẫn còn mãi.

Cố NSND Phùng Há tên thật Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911 tại Mỹ Tho, là con thứ 6 trong một gia đình nghèo, đông anh em. Tuy không được đào tạo nhưng Phùng Há từ nhỏ đã bộc lộ đam mê và năng khiếu ca hát, diễn xuất.

cuoc doi nu nghe si cai luong dau tien duoc phong nsnd - anh 0
Cố NSND Phùng Há được xem là một trong những vị tổ của cải lương Việt Nam.

Bà được xem là một trong những vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam cùng với nghệ sĩ Bảy Nam. Hầu hết cuộc đời bà gắn bó với bộ môn nghệ thuật này và để lại dấu ấn với nhiều vai diễn khác nhau cũng như đào tạo ra nhiều môn sinh xuất sắc. 

Khi cố NSND Phùng Há 9 tuổi, cha bà qua đời, bà phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Dù công việc vất vả, nhưng giọng ca thiên phú của bà đã thu hút sự chú ý của ông bầu Hai Cu, người quản lý gánh hát Nam Đồng Ban cũ.

cuoc doi nu nghe si cai luong dau tien duoc phong nsnd - anh 0
Cố NSND Phùng Há trong một vở diễn.

Năm 1924, ông bầu Hai Cu thành lập gánh hát Tái Đồng Ban và mời Phùng Há tham gia với vai trò đào chính, đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu. Ông cũng đề xuất sử dụng tên Phùng Há làm nghệ danh cho bà.

Vai diễn đầu tiên đánh dấu sự nghiệp của bà là vai Giả Thị trong vở cải lương Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Sau đó, bà tham gia nhiều vở cải lương nổi tiếng của soạn giả Nguyễn Châu Thành và soạn giả Tư Chơi. Trong thời gian này, bà thường đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu và được công chúng yêu mến.

Năm 1926, Phùng Há cùng các nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi, Ba Du gia nhập gánh hát Trần Đắc của ông bầu Trần Đắc Nghĩa. Một thời gian sau đó, dưới sự hỗ trợ của chồng - Bạch công tử Lê Công Phước, bà thành lập gánh hát riêng của mình khi mới 18 tuổi.

cuoc doi nu nghe si cai luong dau tien duoc phong nsnd - anh 0
"Bà tổ cải lương Việt Nam" có gánh hát của riêng mình vào năm 18 tuổi.

Gánh hát của Phùng Há thu hút nhiều đào kép nổi tiếng thời kỳ đó như Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne, v.v..

Tất cả họ đều là những nghệ sĩ gạo cội, là những viên gạch đầu tiên góp phần xây dựng nền cải lương hiện tại. Theo nhiều tài liệu, đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở miền Nam, đi lưu diễn khắp nơi, giúp nghệ thuật cải lương phát triển mạnh mẽ.

Nhờ việc lưu diễn bằng ghe, mọi người ở những vùng quê xa xôi như Vĩnh Kim, Ba Dừa, Cái Thia, v.v. cũng được tiếp xúc với cải lương và phát triển tình yêu đối với loại hình nghệ thuật này.

Tại Sài Gòn, vé cho các buổi biểu diễn của gánh Huỳnh Kỳ (gánh hát của Phùng Há) thường bán hết vào khoảng 3 giờ chiều. Nhiều người thậm chí phải đợi đến buổi tối để mua vé cho buổi diễn trong ngày mai.

cuoc doi nu nghe si cai luong dau tien duoc phong nsnd - anh 0
Bạch công tử ăn chơi, gái gú trở lại khiến gánh hát lụi tàn, hôn nhân tan vỡ.

NSND Phùng Há đã có những đóng góp to lớn cho nghệ thuật cải lương không chỉ qua diễn xuất xuất sắc mà còn thông qua việc giảng dạy và hướng dẫn nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng như Thanh Nga, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Diệu Hiền, v.v..

Dù đã đạt được danh tiếng và có nhiều đóng góp xuất sắc, NSND Phùng Há vẫn là người khiêm tốn và điềm tĩnh. Môn sinh của bà, NSND Bạch Tuyết, từng kể lại rằng, bà đã học được rất nhiều cả về nghệ thuật và cuộc sống từ NSND Phùng Há. 

cuoc doi nu nghe si cai luong dau tien duoc phong nsnd - anh 0
NSND Bạch Tuyết và NSND Phùng Há.

Trên kênh Youtube cá nhân, NSND Bạch Tuyết từng kể về khoảng khắc cố NSND Phùng Há được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.

cuoc doi nu nghe si cai luong dau tien duoc phong nsnd - anh 0
NSND Phùng Há được Nhà nước phong tặng danh hiệu vào năm 1984. Bà qua đời năm 2009, hưởng thọ 100 tuổi.

"Người thầy vĩ đại của tôi là NSND Phùng Há. Tôi còn nhớ, khi má Bảy Phùng Há được phong NSND, má có nói với các bác lãnh đạo rằng: 'Mấy ông ơi, tôi có một người thầy. Không có người đó thì không bao giờ nên danh được Phùng Há này.

Bây giờ, thầy tôi chưa được NSND mà tôi được thì tôi xấu hổ, thẹn thùng và bất nghĩa lắm. Bởi vậy nên nếu các ông có công nhận tôi thì làm ơn phong cho thầy tôi trước đi rồi hẵng tới tôi'.

Nhờ câu nói đó của má Bảy Phùng Há mà nghệ sĩ Năm Châu được phong NSND", NSND Bạch Tuyết kể.

NSND Phùng Há sinh năm 1911, mất năm 2009. Bà được xem là một trong những vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam cùng với nghệ sĩ Bảy Nam. 

NSƯT Ngọc Huyền sẵn sàng tìm truyền nhân cải lương

NSND Bạch Tuyết: "Trong kiếp người, mình ít được quyết định cái gì lắm”

NSND Bạch Tuyết: "Cả đời tôi chưa hài lòng điều gì cả!"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ