Thả cá về trời ngày 23 tháng Chạp là tục lệ truyền thống của dân tộc ta, tuy nhiên cũng có những cách thả “cho có” khiến dân tình phẫn nộ.
Vào ngày tết ông Công, ông Táo, tục thả cá chép với những ý nghĩa tốt đẹp nhưng nó đang dần bị biến chất. Có người thực hiện "cho có", làm xấu đi phong tục dân gian của nước ta khiến dân tình bức xúc.
Nội dung liên quan
Clip do tài khoản có tên An Nhiên đăng tải đã nhận về nhiều "gạch đá" từ cộng đồng mạng. Đoạn clip quay lại cảnh 2 vợ chồng thả cá chép sau khi cúng ông Công, ông Táo nhưng thay vì thả cho cá bơi thì người chồng lại đặt sẵn vợt ở dưới, sau đó bắt 3 con cá trở lại.
Chẳng những thế dòng caption: "Sợ mọi người vớt cá nhà mình, thôi đặt vợt trước vậy" càng khiến cho cư dân mạng cho rằng hành động thả cá này xúc phạm đến phong tục truyền thống. Thậm chí, trong clip 2 vợ chồng còn cười đùa vui vẻ, như khẳng định việc mình đang làm là đúng.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Phía dưới clip, cộng đồng mạng để lại bình luận phẫn nộ, chỉ trích hành động thả cá "có như không" của 2 vợ chồng, nhiều người còn cho rằng đùa giỡn với tâm linh là điều không nên:
Nội dung liên quan
- Thả cá chép mà không có tâm thì thôi đừng thả. Phong tục giân gian với ý nghĩa linh thiêng mà mang làm trò đùa như vậy phản cảm lắm.
- Đây là tục lệ gọi là đưa ông Công, ông Táo về trời. Thả cho có như vậy là đang chơi đùa với chuyện tâm linh đấy.
- Cả vợ lẫn chồng, đã làm sai rồi còn vui vẻ cười, thật hết nói nổi. Đừng làm những trò khiến phong tục tốt đẹp trở nên biến chất!
Tết ông Công ông Táo - 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam thường chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Nội dung liên quan
Theo tích xưa, hàng năm Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho mọi người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Nguồn: TH&PL