Chặng đường lịch sử tạo nên truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra mắt số đầu tiên. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự ra đời của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

97 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Để hiểu đầy đủ quá trình phát triển và nhất là cắt nghĩa tính kiên định và nhất quán của báo chí cách mạng Việt Nam, không thể không đi ngược thời gian để tìm về chặng đường lịch sử tạo nên truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam 

Ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra mắt số đầu tiên. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự ra đời của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ khi có Báo Thanh Niên, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng và nói lên khát vọng của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh,...

chang duong lich su tao nen truyen thong bao chi cach mang viet nam - anh 0
Ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra mắt số đầu tiên.

Quyết định này có hiệu quả vô cùng to lớn đối với tiến trình cách mạng Việt Nam từ giữa thập niên 20 trở đi. Với gần 90 số báo ra gần như đều đặn hằng tuần trong hai năm, báo Thanh niên đã làm được một công việc to lớn là "lưu hành không hợp pháp ở trong nước và bắt đầu truyền bá tư tưởng Mác - Lênin trong nhân dân ta" (trích PGS.TS Đào Duy Quát). 

Tác phẩm Đường Cách Mệnh, chủ yếu dựa vào những bài đã lần lượt đăng trên báo Thanh niên, đã phác họa lộ trình đưa dân tộc ta tới Cách mạng Tháng Tám thành công, và tiếp tục làm nên sự nghiệp vẻ vang như ngày nay.

Với sự ra đời của báo Thanh Niên, trong nền báo chí Việt Nam xuất hiện dòng báo chí mới - báo chí cách mạng. Đây được xem là cái mốc vàng trong tiến trình xây dựng nền văn hoá dân tộc Việt Nam. 

Báo Thanh niên mà người sáng lập, người chỉ đạo và là người biên tập chính là Nguyễn Ái Quốc. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương VIII. Người hiểu rõ muốn đưa cách mạng đi tới thắng lợi thì cần phải tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo nhân dân. Và cùng với tuyên truyền miệng thì báo chí là phương tiện tuyên truyền đọc tốt nhất. Người quyết định cho xuất bản Báo Việt Nam Độc Lập.

chang duong lich su tao nen truyen thong bao chi cach mang viet nam - anh 0
Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ngôi nhà Di sản của những người làm báo cách mạng

Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên.

Đến ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý lấy tên gọi Ngày Báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Cái nôi đào tạo báo chí đầu tiên tại Việt Nam

Trong lịch sử báo chí cách mạng, có một dấu mốc khá quan trọng, đó là sự ra đời của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng vào ngày 4/4/1949, tại Chiến khu Việt Bắc.

Ngôi trường này do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện. Do hoàn cảnh kháng chiến, trường chỉ tổ chức được duy nhất một khóa học ngắn hạn, học viên gồm 42 người, là cán bộ chính trị, quân sự, báo chí của cả nước. Giảng viên là những người giàu kinh nghiệm về chính trị, lý luận và hoạt động thực tiễn như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân...

chang duong lich su tao nen truyen thong bao chi cach mang viet nam - anh 0
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại chiến khu Việt Bắc (Ảnh: Tư liệu)

Trong bài viết "Báo chí cách mạng Việt Nam: Hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn" của nhà báo Hoàng Quyên có viết rằng nhà báo lão thành Lý Thị Trung, nhà quản lý đầu tiên của Báo Phụ nữ Thủ đô giờ đã 90 tuổi, nhưng khi nhắc tới Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là bao kỷ niệm ùa về. Bà Lý Thị Trung nhớ lại: "Chúng tôi được dạy cả về kỹ năng viết tin, phóng sự, phóng sự điều tra, xã luận…, đến cấu trúc một tờ báo, tổ chức tòa soạn, phát hành, in. Hằng ngày, ngoài giờ học nghiệp vụ viết báo, học viên còn tập bắn đạn thật, học cách ngụy trang, tự cứu thương…". 

Nếu năm 1949, Việt Nam chỉ có một trường dạy làm báo với hơn chục tờ báo cùng 300 làm báo thì ngày nay cả nước đã có hàng chục cơ sở đào tạo, có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình (tính đến 30/11/2021). Đó là chưa kể phương tiện, điều kiện, phương thức tác nghiệp đã có sự cải tiến vượt bậc nhờ thành tựu khoa học, công nghệ,...

97 năm đã qua, báo chí Cách mạng Việt Nam trải qua một chặng đường vẻ vang dù không ít chông gai. Đội ngũ báo chí đang đứng trước cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, đòi hỏi sự chuyển mình phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn 2021: Ngành cao nhất 38,07 điểm

Báo chí - Truyền thông: Ngành học điểm đầu vào "chót vót", đầu ra "cực hot" có gì?

Cục trưởng Cục Báo chí: 'Cần phối hợp để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam'

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ