Điểm ngành báo chí cao ngất ngưởng, câu nói "nhỏ không học lớn lên làm nhà báo" là hoàn toàn thiển cận

Điểm chuẩn ngành báo lúc nào cũng cao nhưng tại sao lại có định kiến sai lệch này?

Một câu "đùa" vu vơ trên mạng không biết bắt nguồn từ đâu đã dần trở thành câu cửa miệng của không ít người mỗi khi thấy những tiêu đề báo "giật tít", "câu view". Từ đó, có tác động không nhỏ đến "uy tín chung" của nhà báo nói riêng và cả ngành báo nói chung.

Không ít bạn trẻ đam mê nghề báo nhưng vì sợ phải đối diện với những định kiến này mà từ bỏ đam mê, thậm chí có nhiều bạn lại chẳng còn thấy tự hào khi nói đến nghề nghiệp "nhà báo" của mình. Vì sợ lại bị trêu: "Nhỏ không học lớn làm nhà báo".

Trước định kiến này, sinh viên đang theo học ngành báo chí đã nói gì? 

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0

Tại sao lại có định kiến ấy khi điểm chuẩn các ngành liên quan đến Báo chí - Truyền thông đều ở mức cao và rất cao?

Thời gian vừa rồi, khi các trường Đại học công bố điểm chuẩn, tất cả đều xôn xao vì mức điểm chuẩn tăng đến chóng mặt tại tất cả các nhóm ngành. Trong đó, không thể không nhắc đến các ngành thuộc khối ngành Báo chí - Truyền thông với mức điểm chuẩn khá cao, thậm chí là đứng đầu ở một số trường. Có thể nói, Báo chí - Truyền thông là một trong những khối ngành thu hút rất nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các bạn sinh viên.

Điển hình là với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, hai ngành thuộc khoa Báo chí - Truyền thông đều thuộc top các ngành điểm cao nhất với Truyền thông đa phương tiện là 27.9 cho khối D14, D15 và 27,7 cho khối D1, điểm chuẩn của ngành Báo chí cũng không kém cạnh với 27.8 cho khối C, 27.1 cho khối D1 và 27.2 cho khối D14. Ngoài ra, các ngành liên quan đến Báo chí - Truyền thông tại học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng nằm trong top điểm cao của cả nước.

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0
Điểm chuẩn tại các trường Đại học chuyên đào tạo Báo chí - Truyền thông đều ở mức cao

Vậy tại sao lại có định kiến "Nhỏ không học, lớn làm nhà báo"?

Điều này liên quan đến việc trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, cùng với việc người ta thường xuyên cập nhật tin tức thông qua các trang báo mạng điện tử thay vì báo in như trước, có rất nhiều các trang tin, các cơ quan tin tức xuất hiện.

Có các trang tin tức thực sự mang tin hay đến cho bạn đọc, nhưng có nhiều cơ quan lại ra đời chỉ với mục đích vật chất và thương mại, vậy nên các bài viết được đưa lên cũng có chủ đề và nội dung mang tính chất "câu view", "giật tít". Người ta thường gọi đó là báo lá cải.

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0

Chia sẻ về vấn đề này, bạn Bạn Tiểu Nhi - sinh viên năm 2 ngành Truyền thông đa phương tiện - Khoa Báo chí - Truyền thông ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: "Theo một sinh viên đã trải qua một số môn học ví như đạo đức nghề nghiệp nhà báo, hay ngôn ngữ báo chí thì mình cảm thấy đây là một nghề nghiệp đòi hỏi nhiều sự rèn luyện, học tập hơn mọi người nghĩ. Kỳ thực mình không hiểu sao lại có cái định kiến lệch lạc này. Để viết được một bài báo đúng nghĩa thì cần rất nhiều thời gian học tập.

Mà điểm thi vào báo chí tại các trường lúc nào cũng cao cũng hơn 9 điểm một môn. Không nên chỉ nhìn bề xấu, bề tiêu cực. Chúng ta phải hiểu rõ hơn nữa tầm vinh quang của nhà báo. Và biết rằng đây không phải là ngành nghề cho những sự chơi vơi, mập mờ. Có lẽ tư tưởng như vậy cũng đóng góp một phần cho lý do báo chí xuất hiện ngày càng nhiều tin lá cải hiện nay. Bởi đó là cách người ta nhìn nhận báo chí và đã trở thành một 'ấn tượng' xấu chung cho toàn bộ". 

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0

Không phải tất cả, nhưng có rất nhiều người vốn không có một chút kiến thức báo chí nào nhưng vì cứ nghĩ "cầm bút lên là có thể trở thành nhà báo" mà họ đã tự xưng mình là một nhà báo hay phóng viên. Chính vì không có kiến thức nghiệp vụ nên trong quá trình làm tin tức, họ sẽ có những câu từ hay hành động không phù hợp với một người làm báo chân chính.

Ngoài ra, việc cố tình tạo ra tranh cãi để trở nên nổi tiếng hơn cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các trang báo lá cải như hiện tại. Có rất nhiều người không xuất thân từ chuyên ngành báo chí cũng có thể trở thành một nhà báo xuất sắc, nhưng những người không có tâm với nghề thì chắc chắn không thể. Và từ đó, câu nói "Nhỏ không học lớn làm nhà báo" được sinh ra để châm biếm bộ phận nhà báo tự xưng này. Nhưng vô hình trung, nó lại dần biến thành định kiến cho giới báo chí nói chung.

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0

"Ngành nghề nào cũng có mặt tốt, mặt xấu, chúng ta nên tôn trọng nó. Mặc dù không tránh khỏi những sai sót trong nghề, nhưng đã có rất nhiều nhà báo xông pha tuyến đầu chống dịch để đưa tin hay làm nhiều bài điều tra để đưa sự thật ra cho đọc giả" - bạn Thúy Vy, cựu sinh viên khoa Báo chí chia sẻ về những người làm báo chân chính. 

Cần có sự hiểu biết đúng đắn để tránh định kiến sai lệch về ngành

Sự thật là, để có thể trở thành một nhà báo thực thụ đòi hỏi một người cần có một số lượng kiến thức nhất định cùng với sự nhanh nhạy, kỹ năng phân tích và viết lách và sự chăm chỉ miệt mài để cung cấp tin tức đến với bạn đọc một cách nhanh và chính xác nhất. Do vậy, người làm báo phải đọc và học hỏi không ngừng để mang đến những nội dung chỉn chu và chất lượng.

Đồng thời, giá trị mà báo chí mang lại cho xã hội không hề nhỏ, và để trở thành một nhà báo với các bài viết chất lượng thì cần phải luôn tìm tòi học hỏi và trau dồi không ngừng. 

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0

"Nhỏ không học lớn làm nhà báo", đây có thể chỉ là câu đùa vô ý, nhưng nó sẽ gây ra những định kiến không đáng có đối với nghề cũng như những giá trị thiêng liêng mà nghề báo mang lại. Ngoài ra, nó còn gây nên những hiểu biết sai lệch cho người mới vào nghề hoặc ngoài nghề, không hiểu rõ về báo chí.

Hiện nay việc tin giả tràn lan hay một vài sự việc "truyền thông bẩn" có thể khiến người đọc mất lòng tin vào báo chí hay người làm báo, tuy nhiên, người đọc cũng cần sáng suốt trong việc chọn đọc nguồn tin. 

diem nganh bao chi cao ngat nguong cau noi nho khong hoc lon len lam nha bao la hoan toan thien can - anh 0
Bạn Thúy Vy, cựu sinh viên khoa Báo chí, hiện nay đang là phóng viên

Bạn Thúy Vy, cựu sinh viên khoa Báo chí, hiện nay đang là phóng viên cũng đã chia sẻ với về trách nhiệm của nhà báo, những người được đào tạo bài bản, xuất thân từ ngành báo có chia sẻ: "Bản thân là một phóng viên, mình nghĩ mình không có "nghĩa vụ" xóa bỏ định kiến đó. Hiện nay theo mình thấy người đọc họ rất thông minh, biết phân biệt đâu là trang tin nào nên đọc, trang nào là chính thống, trang nào chỉ là lá cải.

Những trang lá cải không phải là báo và chưa bao giờ là báo, nó chỉ là 1 trang tin điện tử thôi. Chính người đọc phải hiểu điều này và tự phân biệt trước đã. Còn về phần người học báo, làm báo, như mình, chỉ có nghĩa vụ đưa đúng sự thật, tránh giật tít hay vi phạm đạo đức báo chí". 

Không chỉ nghề báo, bất cứ ngành nghề nào cũng có những định kiến cần được gỡ bỏ, và điều chúng ta nên làm là thay vì áp đặt một "tiêu chuẩn kép" lên bất cứ ngành nghề nào thì ta cần hiểu về nói và hiểu về những định kiến đó.

Những phóng viên tương lai nói gì về ngành báo chí: Từ trường học đến thực tế có quá xa vời?

Báo chí - Truyền thông: Ngành học điểm đầu vào "chót vót", đầu ra "cực hot" có gì?

Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn 2021: Ngành cao nhất 38,07 điểm

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ