Đi đâu cũng thấy "chả quyên, tái châu đồ đó", "keo ly thầm thì các kiểu".
Lướt mạng xã hội thời gian gần đây sẽ liên tục thất những từ như: "chả quyên, tái châu đồ đó", "sơ ri mộng tuyền", "kem trinh"... Đây là từ lóng mới của giới trẻ và người tạo ra loạt từ này là Linda hay còn gọi là Cẩm Lan. Những từ này đều dùng để khen gợi người khác.
- Chả quyên, tái châu là gì?
Chả quyên nghĩa là mặn mà và ngọt ngào. Tái châu là cách đọc lái của từ tái chanh, mang nghĩa là ngây thơ.
Nội dung liên quan
- Bạc xỉu, kem trinh là gì?
Bạc xỉu nghĩa là non và thơ ngây. Từ bạc xỉu không được dùng với từ tái châu. Kem là tươi tắn, trinh là quyến rũ. Kem trinh là người vừa quyến rũ vừa tươi tắn.
Ví dụ: Bạc xỉu, kem trinh quá = non, tươi và quyến rũ quá!
- Quế lầu, keo ly thầm thì là gì?
Quế lầu là người có sức hút. Keo ly thầm thì là ngon quá nhìn muốn cắn.
Ví dụ: Quế lầu, keo ly thầm thì đồ đó = nhìn thu hút, ngon lành mà muốn cắn ghê.
- Chả chua, bò viên, chả lụa là gì?
Chả chua chỉ người mặn mà. Bò viên dùng cho người dễ thương. Chả lụa ám chỉ người hồng hào, trắng trẻo.
Những từ là món ăn mặn sẽ thường đi cùng với nhau. Ví dụ: Chả chua, tái châu, quế lầu đồ đó (mặn mà, ngây thơ, thu hút).
- Trầm đoán, trầm hương là gì?
Hai từ này đều mang nghĩa là mong manh. Ví dụ: Em trầm đoán lắm! (em mong manh lắm)
- Một số từ vựng khác:
Mắm kem chua = tươi tắn gợi cảm.
Kem trinh mãi mặn thầm thì = tươi tắn quyến rũ mãi mặn ngon.
Tất cả các từ trên đều có thể đi kèm với trợ từ "đồ đó" hoặc "chiên". Ví dụ: tái châu chiên, quế lầu đồ đó...
Nguồn: TH&PL