Cái khó khi "hồi sinh" các sân khấu huyền thoại

Từng có những nỗ lực rất lớn để hồi sinh Trống Đồng nhưng thất bại, đâu là bài học có thể được truyền lại cho Trịnh Thăng Bình?

Câu chuyện làm mới Trống Đồng

Trống Đồng ban đầu thành lập vào tháng 6/1989 với mô hình hoạt động nhỏ gọn, phục vụ cho số ít người yêu nhạc. Những năm đầu, sân khấu thô sơ, chưa được trang bị micro không dây, không có mái che. Tụ điểm ca nhạc này gắn chặt với đời sống giải trí của khán giả một thời, nâng đỡ nhiều tên tuổi: Ngọc Ánh, Quang Linh, Ngọc Sơn, Phương Thanh, Đan Trường, Hiền Thục,...

cai kho khi hoi sinh cac san khau huyen thoai - anh 0

Mây Lang Thang là đơn vị tiếp quản sân khấu Trống Đồng và mang theo tham vọng khôi phục vào đầu năm 2022.

Chia sẻ trong buổi khai trương, Võ Hoàng Việt - founder của Mây Lang Thang - cho biết bằng "quả tim nóng với cái đầu lạnh" anh và cộng sự muốn góp phần hồi sinh Trống Đồng.

Giải thích thêm, doanh nhân này bộc bạch: "Trước hết là muốn mình và thế hệ 7X, 8X yêu nhạc sống lại những hồi ức đẹp đẽ của nhạc nhẹ Việt Nam ba thập niên qua, đồng thời tôi và bạn bè cảm thấy cần phải làm gì đó để tạo lại thói quen đi nghe nhạc sống (live) của người Sài Gòn".

cai kho khi hoi sinh cac san khau huyen thoai - anh 0

Hoàng Việt cho biết để khôi phục một tụ điểm ca nhạc ngoài trời như Trống Đồng, anh phải đối diện với bài toán khó khăn là tỉ lệ lấp đầy đêm diễn phải trên 50% số ghế mới không bị lỗ chi phí. 

Mây Lang Thang mất ba tuần để sửa chữa công trình, do nhiều hạng mục đã hỏng nặng. Toàn bộ ghế, hàng ghế hỏng nặng được hàn lại hoặc thay mới phần khung sắt để đảm bảo an toàn cho khán giả.

Khu toilet, cổng vào và toàn bộ mặt tiền cũng được cải tạo, đem lại diện mạo mới cho Trống Đồng. Sân khấu được đơn vị tổ chức mới sử dụng độc quyền.

Bài học từ sự thất bại trước đó

Hướng đến lớp khán giả trẻ, êkíp chọn mức giá bình dân, từ 250.000 đến 850.000 đồng, giảm giá để ưu đãi cho học sinh, sinh viên, công nhân. Tuy đưa ra nhiều ưu đãi là vậy, họ vẫn gặp vô số khó khăn từ ngoại cảnh đến cả chính nội tại bên trong.

Chỗ ngồi không có quá nhiều khoảng trống cho khán giả để "thở" như mô hình đã thành công tại Đà Lạt. Không khí tại Sài Gòn cũng tỏ ra quá nóng và không phù hợp để khán giả có thể tận hưởng" đêm nhạc.

cai kho khi hoi sinh cac san khau huyen thoai - anh 0

Chính điều này tạo ra những khó khăn, dẫn đến việc Mây Lang Thang phải trả lại mặt bằng và hướng đến những địa điểm trong nhà. Đây cũng có thể là bài học cho Trịnh Thăng Bình khi anh cũng vừa công bố tham vọng "hồi sinh" nơi được nhiều nghệ sĩ coi là "thánh địa" của âm nhạc - sân khấu Lan Anh.

Có lẽ anh cũng ít nhiều nhận được những sự tư vấn nhất định từ ekip Mây Lang Thang khi anh chính là 1 trong 3 người đã góp vốn để xây dựng sân khấu Mây Saigon, đồng thời khẳng định sẽ chỉ hát phòng trà tại địa điểm này.

Giấc mơ "hồi sinh" những tụ điểm âm nhạc là điều nhiều người hướng đến, nhưng đây cũng đòi hỏi nhiều điều kiện để có thể trở thành hiện thực. Trịnh Thăng Bình đã làm lại toàn bộ hạ tầng, sửa chữa, lắp máy lạnh, trang bị hệ thống âm thanh ánh sáng màn hình LED chất lượng cao,... cho sân khấu Lan Anh.

cai kho khi hoi sinh cac san khau huyen thoai - anh 0

Anh mong muốn thị trường âm nhạc có thu phí, những đêm nhạc bán vé, liveshow, concert,... sẽ phải phát triển hơn nữa trong tương lai tại TP. HCM. Trịnh Thăng Bình khẳng định sẽ đưa Lan Anh trở lại bằng những sự tu sửa cần thiết. 

Giọng ca Người Ấy cũng tự tin rằng với những kế hoạch đã được đề ra, Lan Anh hứa hẹn trong tương lai sẽ có rất nhiều show diễn để phục vụ khán giả tại TP. HCM.

Khi Mây lạc đường mây

Hướng đi mới của Mây Lang Thang: Hành trình từ núi xuống đồng bằng đầy gian nan

BTC Mây Lang Thang xin lỗi vì đêm nhạc Khánh Hà - Tô Chấn Phong: Sự cố ra sao?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ