300 phim nhựa hỏng không cần phục hồi, vì "chẳng ai xem"

Đại diện Cục Điện ảnh, ông Vi Kiến Thành cho biết không cần in lại 300 bản phim vì chưa cần thiết.

Trước sức ép cũng như đơn kiến nghị từ các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam về việc yêu cầu Công ty Vivaso chịu trách nhiệm, in lại 300 bản cho việc tất trách khi bảo quan phim thì mới đây, Cục trưởng Cục Điện ảnh - ông Vi Kiến Thành đã có những phản hồi đầu tiên trên báo Văn hoá. 

Cụ thể, ông Vi Kiến Thành bày tỏ sự thấu hiểu với các nghệ sĩ khi chứng kiến sự xuống dốc và hư hại của các bộ phim mà với họ là tài sản vô giá. Tuy nhiên, trước nhiều lý do khách quan, ông cho rằng việc Vivaso in lại 300 bản phim theo đúng tiêu chuẩn quốc tế là chưa phù hợp với thực tiễn và quy định của Luật Điện ảnh.

300 phim nhua hong khong can phuc hoi vi chang ai xem - anh 1
300 bản phim bị hư hại tại Hãng.

Theo Luật Điện ảnh 2006 thì nhiệm vụ của Hãng phim truyện Việt Nam là sản xuất, làm phim theo đơn đặt hàng của Nhà nước chứ không phải cơ sở lưu trữ. Hiện trên cả nước chỉ có duy nhất Viện phim Việt Nam là cơ sở lưu trữ. Với các phim cách mạng sẽ được lưu tại Viện phim và Cục Điện ảnh giữ một bản lưu chiểu. Khi hết thời hạn lưu chiểu, bản tại cục sẽ được đưa về Viện phim.

Ông Thành cho hay: "Hiện nay, các bản phim gốc do Nhà nước đặt hàng, trong đó có nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển đều đang được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn quốc tế tại Viện". Khi có nhu cầu trình chiếu thì các bản phim này sẽ được đưa ra phục vụ công chúng. 

300 phim nhua hong khong can phuc hoi vi chang ai xem - anh 2
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh.

Trước việc in lại 300 bản phim, kỹ thuật tại Việt Nam chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, bản phim tại Viện phim Việt Nam vẫn được bảo quản tốt. Các bản phim hư hỏng tại Hãng chỉ là tài sản thông thường, họ không có trách nhiệm phải bảo tồn.

Khi những thông tin này được công bố, khán giả đã có nhiều ý kiến: "Đã lưu bản gốc rồi thì in lại làm gì cho nó tốn tiền", "Cái gì không theo kịp đà tiến của xã hội thì nên cho nó ra đi. Hãng phim MGM lừng danh của Mỹ còn mất tên được mà. Để tiền đầu tư vào những đơn vị, cá nhân có năng lực. Hoài niệm thì chỉ nên để trong bảo tàng!" - một vài bình luận của khán giả.

Một số còn nặng nề hơn khi phục hồi, in lại phim cũng chẳng ai xem do thị hiếu khán giả bây giờ đã khác. Họ cho rằng Hãng phim và các nghệ sĩ nên tuân theo quy tắc của thị trường, kinh doanh, khi không thể đầu tư và sinh lời nữa thì nên cho vào hoài niệm. 

Cái giá của việc thiếu hiểu biết trong bảo quản phim ảnh

Giấc mơ trăm tỷ "khó với" của phim Việt

Phim Việt thế nào mới gọi là "vươn tầm quốc tế"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ