1001 câu chuyện ý thức sống chung: Bạn cùng phòng và những điều phải "bóc phốt"!

Những mẩu chuyện dưới đây sẽ nhắc nhở các bạn sinh viên về câu nói "chọn bạn mà chơi, chọn roommate mà ở".

Thông tin cuộc sống đã quay lại "bình thường mới", cùng một số hoạt động sẽ được "nới lỏng" cũng là lúc sinh viên mong chờ được quay trở lại KTX và nhà trọ để tái hòa nhập cuộc sống. 

Hiện tại, những tân sinh viên đang rất háo hức được trải nghiệm cuộc sống hoàn toàn mới: độc lập và không có sự bảo ban từ bố mẹ. Rời xa tổ ấm, chắc hẳn những "tấm chiếu mới" ai ai cũng đang vướng phải một vấn đề đau đầu đó chính là chuyện thuê trọ.

1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Chuyện thuê trọ đã làm không ít những bạn trẻ đau đầu

Thuê trọ - không chỉ cẩn thận với những ca lật mặt như "lật bánh tráng" của chủ cho thuê, mà bạn còn phải cẩn trọng hơn với những người bạn cùng phòng tương lai. Ai cũng biết nếu có thêm một thành viên nữa trong nhà, ngoài việc tiết kiệm chi phí ra, ta còn có thêm một người bạn để ríu rít tâm sự mỗi đêm và đỡ cô đơn hơn rất nhiều. Tuy vậy, với những "roommate" có ý thức kém thì hẳn đó là một "tai kiếp".

Những người bạn lười nhác đến mức ta phải "réo tên"

Câu chuyện bạn cùng phòng ở bẩn có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta khi những "sớ văn tế" liên tục được đăng tải lên các hội nhóm sinh viên. Nói không ngoa, những diễn đàn confession của các trường đại học đã liên tục được gửi đến những lời phàn nàn từ các minh chứng sống.

1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Kêu "trời" vì bát bẩn đến mức...mốc
1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Phòng ốc bừa bộn nhưng lại "quyết tâm" không dọn dẹp

Gặp nhiều trên mạng nhưng không ngờ chính các nhân vật trên đây lại phải lâm vào tình cảnh tương tự. Từ những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt, nay các nhân vật này phải hết sức mệt mỏi với tính lười biếng của những người bạn sống chung và đặt cho mình một dấu chấm hỏi lớn: liệu rửa một cái bát, dọn một món đồ lại khó khăn đến thế hay sao?

Vô tư sống cuộc đời "riêng" ở không gian "chung"

Sống chung có một khó khăn là ta phải chia sẻ không gian của mình cho người khác. Vì thế, nên ý thức  rằng để cho bạn cùng phòng một không gian riêng cũng rất quan trọng. Trong khi khoảng thời gian từ 22h trở đi chính là lúc người khác cần phải nghỉ ngơi và thư giãn, một số người lại có sở thích "tăng động" giữa đêm khuya.

1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Khi sống chung, ta bắt buộc phải chia sẻ không gian cho "roommate" của mình
1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Trải nghiệm cay đắng của tân sinh viên khi gặp phải người bạn "cú đêm"

Giải trí là một điều không ai cấm nhưng 1-2 giờ đêm rồi còn gọi nhau buôn chuyện rôm rả, chiến game "ỏm củ tỏi" thì quả là một điều không hay. Có thể đây là thời gian hoạt động chính với những cú đêm nhưng hãy chú ý "vặn nhỏ âm lượng" để bạn khác còn có một giấc ngủ thoải mái và chuẩn bị cho ngày mai làm việc, học tập "hết công suất".

1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Lưu ý "vặn nhỏ âm lượng" khi hoạt động vào buổi đêm để tránh làm phiền người khác

Bạn cùng phòng "hồn nhiên" dẫn người yêu về nhà chung

Trường hợp khác, một số bạn còn tự hỏi: từ khi nào mà nhà ở lại trở thành nơi để hẹn hò vậy? Ngán ngẩm với "cơm chó" được phát miễn phí ở trường, không ngờ về nhà lại có một cặp đôi vô tư âu yếm trong phòng mình. Chính sự "vô tư" của các roommate đã không ít lần khiến người khác phải bối rối và "ngượng chín mặt".

1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Vô tư đưa người yêu về nhà khiến người khác phải bối rối

Cái gì cũng được nhưng tiền bạc phải rõ ràng

Tiền bạc là một vấn đề và đôi khi khó nói. "Mua giúp mình hộp sữa nha tí mình trả", "Lấy giúp mình gói hàng được giao đi mình trả lại cho", "Tháng này giả giúp mình tiền phòng nhé, mình kẹt quá" - tổng hợp những lời hứa hẹn muôn thuở và ngày "trả" thì chưa biết bao giờ… Một số bạn đã quá cả tin vào người bạn của mình và cái kết chỉ "còn cái nịt". 

1001 cau chuyen y thuc song chung ban cung phong va nhung dieu phai boc phot - anh 0
Cần phân định rõ ràng để tránh những trường hợp khó xử như trên!

Nếu không muốn lâm vào tình cảnh này, tốt nhất nên lập ra một "điều luật" rõ ràng. Việc bàn bạc trước không những tránh mích lòng nhau mà còn mang lại một lợi ích lâu dài cho khoảng thời gian sau này.

Từ những trường hợp trên, tốt nhất ta nên cân nhắc về việc chọn roommate sao cho đúng "gu" mà còn phải có trách nhiệm cho căn phòng mình ở. Hãy đến lớp làm quen và tìm cho mình một người bạn cùng phòng phù hợp, gấp gáp tìm kiếm trên mạng xã hội đôi khi những câu chuyện phía trên sẽ trở thành câu chuyện của chính bản thân mình. 

Kinh nghiệm xương máu cho 2k3 khi tìm "nơi ăn chốn ở" 4 năm Đại học

Tân sinh viên nên làm gì để không bị khoá trên "góp ý" trên trang confession "thị phi" của đại học?

Có nên học vượt ở đại học?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ