Vì sao nghệ sĩ cần khán giả?

Giữa nghệ sĩ và khán giả luôn tồn tại một sợi xích vô hình.

Trong những ngày vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin hai nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng bị bắt tại Tây Ban Nha vì tội tấn công tình dục thiếu nữ 17 tuổi. Hàng loạt các "chứng cứ mạng" được tung ra khiến nhạc sĩ HHA và diễn viên HĐ bị nhắc tên.

Cùng với đó, một số nghệ sĩ cũng lên tiếng bênh vực HHA - HĐ và phản ứng với số đông dư luận. NSƯT Kim Oanh, người đóng đinh tên tuổi với vai diễn Mây đanh đá và giảo hoạt trong bộ phim Sóng Ở Đáy Sông là ví dụ. Theo đó, nữ diễn viên ẩn ý với nội dung "Hổ báo sa cơ không nhờ cờ hó mèo phân xử" đã khiến cư dân mạng bức xúc cho rằng cô "thiếu văn hóa", không tôn trọng và có ý xúc phạm khán giả.

NSƯT Kim Oanh và dòng trạng thái gây bão.

Nghệ sĩ và khán giả, ai cần ai?

Song, nhìn nhận lại mối quan hệ giữa nghệ sĩ và khán giả, sự so sánh giữa người làm nghệ thuật và công chúng sử dụng nghệ thuật như lời NSƯT Kim Oanh là hoàn toàn khập khiễng, thậm chí là bất hợp lý. Nguồn gốc hai nhóm đối tượng này đều có xuất phát điểm từ nhu cầu giải trí. Giới nghệ sĩ được điều kiện phát triển và lớn mạnh như bây giờ nhờ vào khán giả là chính, bởi nên mới có câu nói ví von người nghệ sĩ "làm dâu trăm họ".

Và khi đã "làm dâu trăm họ", người nghệ sĩ chân chính không thể nào tâng bốc bản thân là "hổ báo", lại càng không thể hạ thấp khán giả về hàng "gia súc" như những gì công chúng đang phỏng đoán về ẩn ý của NSƯT Kim Oanh. 

Sức mạnh của khán giả ảnh hưởng rất lớn với danh xưng của những người làm nghệ thuật. Điển hình như nhân vật "chỉ cần cầm mic lên là thành ca sĩ", nàng thiếu tài năng và từng bị đàn chị ví von "là cục đất sét mài ngàn đời cũng không sáng nổi" ngày nào đã đường đường chính chính trở thành một ca sĩ kiếm lợi nhuận từ khán giả.

Chính vì vậy, người nghệ sĩ để có tên tuổi cần có tình yêu của người hâm mộ lẫn "tình yêu" của antifan, gọi chung là khán giả. Nếu không có họ, những người nghệ sĩ dù có tài năng cách mấy, sản phẩm kiệt xuất như thế nào thì chỉ duy nhất thỏa mãn được vị khán giả mang tên: cái tôi nghệ thuật. 

vi sao nghe si can khan gia - anh 0
Nghệ sĩ Nguyên Vũ

Khoảng một năm trước, cộng đồng mạng và hàng loạt các ngôi sao của Việt Nam tỏ thái độ bất bình trước quan điểm "khán giả không nuôi nghệ sĩ" của đạo diễn Bùi Quốc Bảo. Giữa tâm bão drama, nam ca sĩ, nhạc sĩ Nguyên Vũ khẳng định: "Bao nhiêu ngôi sao từng mắc sai lầm, tai tiếng đã cúi đầu xin lỗi để được khán giả tha thứ và có cơ hội làm lại. Tôi hạnh phúc vì được mặc đẹp ra đường, được mọi người ngưỡng mộ và tự hào, đi đâu may mắn cũng có những ưu tiên nhất định. Dù không phải sống 100% là ca sĩ, diễn viên nhưng nhờ khán giả mà tôi có nhà, có xe. Đó không phải nhờ sự nổi tiếng, nhờ sự yêu mến của khán giả thì sao?"

vi sao nghe si can khan gia - anh 0
Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường

Để nói chính xác, nghệ sĩ không chỉ là diễn viên, ca sĩ,... mà còn là những nghệ nhân, họ đóng góp chất xám để mang đến một cuộc sống duy mỹ cho mọi người. Nhà thiết kế thời trang Đỗ Mạnh Cường, với tư cách là một nghệ sĩ, đã lên tiếng: "Không có khách hàng ủng hộ, làm sao tôi có vị trí ngày hôm nay? Làm sao tôi có tiền mà nuôi bản thân mình? Làm sao có tiền nuôi 8 đứa con nhỏ, làm sao giúp đỡ hàng ngàn người có công ăn việc làm?".

Đúng là thế nhưng khán giả thực sự không phải "thượng đế". Giữa cuộc sống bộn bề và chật vật bên ngoài, khán giả cần hơn những "thuốc bổ" cho tinh thần bên trong. Một bài nhạc hay vở hài kịch của người nghệ sĩ có lẽ đủ "quyền năng" để tác động đến cảm xúc và hành vi của khán giả.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, người nghệ sĩ mang đến những món ăn tinh thần tốt nhất cho khán giả. Ngược lại, khán giả có trách nhiệm ủng hộ và yêu mến nghệ sĩ của mình một cách văn minh nhất, tôn trọng tác quyền.

Trịnh Công Sơn (trái) và Mariah Carey (phải)

Như bài hát Hero của nữ diva Mariah Carey, với ngôn từ chất chứa thông điệp tích cực, nó đã cứu rỗi nhiều con người đang rơi vào trầm cảm, tạo động lực để giúp họ bước tiếp trong thời kì đại dịch. 

Những giá trị tinh thần mà người nghệ sĩ mang lại cho công chúng có thể nói là to lớn mà ít hình thức giải trí tầm thường nào có thể so sánh được. Đúng như những gì Hòa Minzy từng phát biểu: "Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và khán giả là mối quan hệ nhiều tình yêu thương và cùng nuôi nhau", hay gọi vắn tắt là mối quan hệ cộng sinh.

vi sao nghe si can khan gia - anh 0
Ca sĩ Hòa Minzy

Cần nhau, nhưng ai cần ai hơn?

Trước NSƯT Kim Oanh, nhiều nghệ sĩ việc đã từng lên tiếng về thái độ tiêu cực và thái quá của cư dân mạng. Hồng Vân, Việt Hương, Cát Tường,... đều chọn cách công khai bày tỏ quan điểm, có người gay gắt lẫn mềm dẻo.

Song, kết quả giữa những màn "choảng" nhau giữa nghệ sĩ và khán giả lại không hề giống. Khác với Kim Oanh, những nghệ sĩ còn lại chọn cách nhắm thẳng vào đối tượng khán giả là antifan. Đặc biệt, họ luôn tôn trọng những khán giả yêu quý mình, chứ không đả kích theo kiểu "quơ đũa cả nắm". Song, sự công kích từ cộng đồng mạng vẫn khiến danh tiếng của họ xấu đi vài phần.

vi sao nghe si can khan gia - anh 0
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng từng chia sẻ rằng: "Khi nghệ sĩ sai, công chúng có quyền bênh vực, phê phán, chê bai hoặc thậm chí tẩy chay, vì đó là quyền của họ. Ngược lại khi khán giả sai, nghệ sĩ có quyền buồn bực, lên tiếng, trách móc, giận dỗi nhưng tuyệt đối không được nói câu 'không cần khán giả' vì câu đó xúc phạm những người không sai và đang yêu quý mình".

Vậy nên, đối với thái độ "không cần cờ hó mèo phân xử", NSƯT Kim Oanh dường như đang đi ngược dòng phát triển của một nghệ sĩ. Cô còn khơi mào cuộc chiến rằng: "Các bạn tôi làm sai tôi cũng bênh, bênh ngu tôi cũng đấy". Điều này chứng minh sự ưu tú của nữ nghệ sĩ khi tự thừa nhận cái "ngu" của mình đồng thời thách thức khán giả vì chuyện của đồng nghiệp.

vi sao nghe si can khan gia - anh 0

Không những cho rằng bản thân người nghệ sĩ không cần khán giả, NSƯT Kim Oanh còn tự nhận giới nghệ sĩ là hổ là báo còn khán giả chỉ là hạng "cờ hó mèo". Hình tượng nghệ sĩ từ khi nào đã được Kim Oanh khắc họa như một con ong "nuôi tay áo" khi chính cơ đồ mà họ có được là nhờ vào tình cảm, vật chất của khán giả.

Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường từng cho rằng: "Làm nghệ thuật mà có may mắn được khán giả yêu thương thì hãy nên trân trọng. Làm nghệ thuật thì cũng như nhiều ngành nghề khác trong xã hội, đừng đặt vị trí của mình lên cao quá so với những ngành nghề khác". Tuy nhiên, chính những người nghệ sĩ như Kim Oanh đã phủi bỏ sự "ưu tú" có được từ khán giả.

vi sao nghe si can khan gia - anh 0
NSƯT Kim Oanh

Mặc dù là mối quan hệ cộng sinh, nhưng trong đó tồn tại một sợi xích vô hình mà người nghệ sĩ chỉ nên cất tiếng "phân bua" bằng tác phẩm và tài năng của mình để tranh luận cùng khán giả. Bằng không, giữa chiến trường "ngôn từ", người nghệ sĩ dù có đúng hay sai như Kim Oanh, Việt Hương, Hồng Vân,... vẫn sẽ là kẻ lãnh phần "thương đau".

Khán giả có nhiều sự lựa chọn, không nghệ sĩ này thì nghệ sĩ khác. Còn nghệ sĩ, người sẽ chỉ vì khán giá muôn đời. 

Quay trở lại với câu chuyện của Kim Oanh, nhiều khán giả đang đề nghị cần tước danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" của cô và tẩy chay mạnh để không tiếp diễn việc nghệ sĩ dùng từ ngữ thiếu văn hóa trong tương lai.

Cố vấn Luật tại Tây Ban Nha: "Khả năng hai nam nghệ sĩ Việt phải ngồi tù là rất thấp"

Thông tin sai về cô gái 17 tuổi bị tấn công tình dục ở Tây Ban Nha

Diễn viên Kim Oanh: "Tôi bênh đồng nghiệp của tôi đấy, thì sao?"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ