Từ vụ Hiền Hồ: Gen Z nói về hình tượng 'tiểu tam' trên màn ảnh, phản chiếu hay câu view?

Hình tượng "tiểu tam" đã xuất hiện từ lâu trong phim ảnh, nhưng thời gian gần trở lại đây, cùng với những drama bên lề đã khiến người xem "nghẹt thở" với nhân vật này.

Vốn xuất hiện rất lâu từ phim ảnh cho đến văn học, hình tượng "tiểu tam" đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều mái ấm gia đình. Ở giai đoạn ngày trước, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã từng khắc họa nỗi khổ của "kiếp chồng chung" qua câu thơ "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng". Tuy khác bối cảnh lịch sử và chế độ xã hội, nhưng bà cũng đã mang đến những góc khuất, tâm tư của người vợ "chính thất" nhìn người "đầu ấp tai gối" của mình cạnh bên người khác.

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Và cho đến thời điểm hiện tại, hình tượng "tiểu tam" liên tiếp xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật - đặc biệt là những bộ phim có đề tài về gia đình, hôn nhân. Điều này đã khiến nhiều người lo lắng rằng, liệu các nhà làm phim đang mượn phim ảnh để phản chiếu thực trạng xã hội ngày nay, hay họ chỉ muốn dùng hình tượng "tiểu tam" để làm nóng cho tác phẩm của mình. 

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Cũng không thể phủ nhận rằng, thời đại nào cũng sẽ xuất hiện "tiểu tam". Nhưng với bối cảnh hiện tại - khi phương tiện truyền thông phát triển, "đệm bước" cho sự tò mò của con người, thì những nhân vật "tiểu tam" lại nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý đặc biệt từ phía công chúng. 

Bên cạnh đó, nhân vật "tiểu tam" xuất hiện dày đặc song hành với những vấn đề nhức nhối bên ngoài xã hội, vô hình trung đã khiến cuộc sống trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết. Và, một hệ lụy khó lường khi hình tượng "con giáp thứ 13" xuất hiện như thế có thể gây "ám ảnh" cho giới trẻ về hôn nhân, về hạnh phúc gia đình.

Cùng lắng nghe những chia sẻ của các bạn Gen Z về hình tượng "tiểu tam" trên màn ảnh.

Tiểu tam là một điều khá hay ho?

Ngày nay, hai từ "tiểu tam" đã dần bão hòa từ cuộc sống cho đến phim ảnh. "Tiểu tam" - con giáp thứ 13 - Tuesday đều là tên gọi chung cho hình tượng những cá nhân có thể vô-tình-hoặc-cố-ý chen chân vào cuộc sống của người đã có gia đình, muốn phá vỡ hạnh phúc của người khác. Chính vì thế, hình tượng nhân vật này luôn bị người đời căm ghét, đặt dưới đáy của xã hội. 

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

"Với mình việc hình tượng tiểu tam được đưa lên màn ảnh là một điều khá hay ho và mang tính giáo dục. Nó tương tự như việc tội phạm được đưa lên các bộ phim hình sự vậy. Tội cướp của, giết người, gây rối trật tự thì sẽ bị bắt tạm giam hoặc giam giữ. Còn 'tiểu tam' khi xen vào phá hoại hạnh phúc của người khác thì sẽ bị người đời mắng chửi, trừng phạt" - bạn An Uyên, sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV chia sẻ. 

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh xã hội cho đến sự xuất hiện của hình tượng "tiểu tam" trên màn ảnh - nhân vật này luôn là chất xúc tác đặc biệt trong cuộc sống. Ở hiện thực, "tiểu tam" có thể được xem là "phép thử hôn nhân" mà các thành viên "chung giường" phải giải - lựa chọn giữa hạnh phúc gia đình hay nếm thử "món lạ" mà đánh mất đi giá trị thực của mái ấm.

Còn ở phim ảnh, hình tượng "tiểu tam" thực sự là một loại gia vị cần thiết - đặc biệt với những bộ phim về đề tài hôn nhân, gia đình. Tựu trung, có thể thấy, hình tượng "tiểu tam" là con dao hai lưỡi đối với tất cả mối quan hệ, giữ được hạnh phúc gia đình hay không đều tùy thuộc vào bản thân người đang "cầm" con dao đó. 

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Chia sẻ với , bạn Thu Trang - sinh viên năm 3 trường ĐH KHXH&NV chia sẻ: "Có lẽ nhân vật 'tiểu tam' phản chiếu đạo đức của một bộ phận xã hội ngày càng suy đồi, thích hưởng thụ, buông thả bản thân. Song song đó là hồi chuông cảnh tỉnh những người có tư tưởng phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là tự đánh mất giá trị, hạnh phúc của bản thân"

"Cán cân" giữa phản chiếu và câu view thực sự rất mong manh

Có thể dễ dàng nhận ra, hình tượng "tiểu tam" đã quá quen thuộc đối với khán giả trên toàn cầu. Với văn hóa phim ảnh, nhân vật này được biến hóa muôn hình vạn trạng - từ hình ảnh cô gái giả vờ ngây thơ, ngốc nghếch cho đến cặp mắt sắc lẹm "lăm le" chồng nhà người ta.

"Thực ra, hình ảnh 'tiểu tam' đã xuất hiện trên màn ảnh trong giai đoạn trước, không chỉ riêng gì tại thời điểm này. Nhưng ngày nay, phim ảnh có thể được xem là công cụ để phản chiếu xã hội, và các nhà làm phim có lẽ đã nắm bắt được điều đó. Một phần nhằm lên án 'tiểu tam', phần còn lại để… câu người xem", bạn Ngọc Thanh - sinh viên năm 3 trường FPT chia sẻ.

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Và cũng cần phải chấp nhận rằng, hình tượng "tiểu tam" là một chất liệu từ cuộc sống được các nhà sản xuất mang vào phim ảnh, biến những sự kiện có thật thành cuộn phim ghi lại "tảng băng chìm" của xã hội. Nếu những "tiểu tam" không xuất hiện trong cuộc sống, thì nhà sản xuất cũng không có "nền tảng" để xây dựng nhân vật cho từng dự án của họ.

Như bạn Hứa Ngọc, sinh viên năm 2 ngành Truyền thông Đa phương tiện - người có cái nhìn đa chiều về phim ảnh lẫn cuộc sống đã chia sẻ: "Theo mình, phim ảnh chỉ là tư liệu cuộc đời được thể hiện qua màn ảnh cho những ai chưa được chứng kiến sự việc đó ngoài thực tế. Vì vậy nhân vật 'tiểu tam' cũng chỉ là chất liệu cuộc sống - vẫn khá nhẹ nhàng so với hiện thực bên ngoài xã hội"

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Thế nhưng, vẫn có nhiều bộ phim lợi dụng hình tượng "tiểu tam" để câu người xem thay vì xây dựng nội dung nhân văn, phản ánh góc khuất của hôn nhân, gia đình. Điển hình là "tiểu tam" của màn ảnh nhỏ đã khiến khán giả Việt phát điên vì độ trơ trẽn - Trâm (Hương Giang) trong Sống Chung Với Mẹ Chồng. Hàng loạt triết lý đạo đức và lối sống thực dụng được phơi bày, nghe thì có lý nhưng lại quá lệch lạc về đạo đức.

"Xào nấu" sao cho phù hợp với màn ảnh Việt

Như đã đề cập phía trên, hình tượng "tiểu tam" là một loại gia vị đặc biệt nên được xuất hiện trong các dự án phim ảnh, bởi lẽ phim ảnh là công cụ "cường điệu" lớp vỏ của xã hội. Thế nhưng, ở mỗi đất nước hay vùng miền lại có mỗi quan điểm, chuẩn mực đạo đức riêng. Chính vì thế, việc của nhà sản xuất là "chế biến" loại gia vị này làm sao thực sự phù hợp với mỗi vùng đất mà tác phẩm sẽ đi đến. 

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Chẳng hạn như Kiều - tác phẩm điện ảnh gặp nhiều sóng gió khi ra mắt, phác họa hình tượng "tiểu tam" vô cùng đáng thương. Kiều (do Mỹ Duyên) thủ vai không biết bản thân mình là người thứ ba, chấp nhận trao cả con tim cho Thúc Sinh (do Lê Anh Huy) thủ vai.

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Đến cuối cùng, tác phẩm cũng mang lại một cái kết dễ đoán nhưng cũng nhận về không ít gạch đá - Kiều bị bắt đứng nhìn Hoạn Thư (do Cao Thái Hà thủ vai) âu yếm với người chồng "đồng sàng dị mộng". Các đạo diễn Mai Thu Huyền sử dụng lát cắt văn học, biến hình tượng "tiểu tam" trở nên dễ cảm thông hơn, nhưng lại đẩy nhân vật này vào ngõ cụt của cuộc sống - khi chính họ cũng không biết họ đã vô tình trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc người khác.

Hay với Gái Mến Miền Tây - dự án do Võ Đăng Khoa sản xuất cũng như đảm nhận vai chính vừa phác họa hình tượng "tiểu tam" đáng thương cũng đáng trách, vừa làm nổi bật lên nỗi khổ trong hôn nhân người chuyển giới nữ. 

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

"'Tiểu tam' trong thời gian gần đây là một cụm từ vô cùng 'sốt', từ phim ảnh cho đến đời thực. Với một người trẻ như mình, việc đem hình tượng "tiểu tam" lên màn ảnh cũng là một điều khá dễ hiểu, nhưng nhiều quá sẽ khiến mình bị ngộp và ám ảnh về câu chuyện hôn nhân trong tương lai " - Khánh Vy, sinh viên năm nhất chia sẻ.

tu vu hien ho gen z noi ve hinh tuong tieu tam tren man anh phan chieu hay cau view - anh 0

Như Khánh Vy đã nói, hình tượng "tiểu tam" được các nhà sản xuất mang lên màn ảnh và chế biến theo cách riêng của mỗi người mang đến những hệ lụy khôn lường. Điều có thể nhìn thấy trước mắt là nỗi ám ảnh về hôn nhân - sự rạn nứt gia đình, khi lối sống ngày nay cũng trở thành "mầm mống" cho hình tượng này. Mặt khác, hình tượng "tiểu tam" được xây dựng một cách phản cảm sẽ khiến con người hoài nghi về một xã hội "màu xám" - nơi hạnh phúc đang dần nhường chỗ cho "tiểu tam". 

Drama 'tiểu tam' đời thực hấp dẫn nhưng vẫn chưa 'đủ đô' bằng bom tấn ngoại tình trên VieON

So kè 'tiểu tam' trên màn ảnh Hàn: Han So Hee kẻ thứ 3 dần trở nên dư thừa

Từ cách xử lý 'gái 25' của 'nữ tướng' Kim Sơn Group, điểm danh những đòn hạ 'tiểu tam' màn ảnh Việt

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ