Từ việc ca sĩ quên lời trên sóng, có nên bắt buộc "hát đè"?

Vụ việc đang tạo ra những làn sóng tranh cãi, từ đó nhiều người cũng đưa ra những giải pháp.

Từ hình ảnh xấu xí trên sóng

Trong chương trình mừng quốc khánh 2/9, tiết mục của nữ ca sĩ Khánh Thy trình diễn ca khúc 19/8 (của nhạc sĩ Xuân Oanh) đã nhận về không ít những chỉ trích từ khán giả.

Theo đó, xuyên suốt phần trình diễn, cô đã hát phô chênh, quên lời, nhiều đoạn hụt hơi và hát không theo kịp với dàn nhạc. Đáng chú ý, cô còn nhiều lần phải nhìn xuống bàn tay chép sẵn lời mới có thể hát tiếp. Một số đoạn do quên hẳn lời, cô thậm chí bỏ qua không hát, thay thế bằng giọng ngân nga.

tu viec ca si quen loi tren song co nen bat buoc hat de - anh 0

Cũng chính từ những hình ảnh tương đối "xấu xí" này, nhiều khán giả đã tạo nên làn sóng chỉ trích nữ ca sĩ và đặt câu hỏi về giá trị của phần trình diễn này nằm ở đâu.

Ngay sau đó, cũng đã có những ý kiến lên tiếng về việc liệu có nên để ca sĩ hát trên bản thu sẵn ở một chương trình trực tiếp như cách trước giờ không ít các chương trình đã làm để đảm bảo chất lượng phát sóng?

Có nên đồng ý cho hát đè - hát nhép?

BTV Kiều Ngân (Ban Văn nghệ, Đài truyền hình Việt Nam) từng chia sẻ về vấn đề hát nhép trên truyền hình. Theo đó, cô cho rằng đây là một việc phổ biến và phù hợp. Do vậy, nếu lên án việc hát nhép trên truyền hình là không hợp lý.

tu viec ca si quen loi tren song co nen bat buoc hat de - anh 0

BTV này chia sẻ: "Sóng truyền hình âm thanh phát ra không tốt. Do vậy, để đảm bảo yêu cầu về chất lượng âm nhạc, ban tổ chức của truyền hình, phát thanh được phép thu chương trình phát sóng.

Cũng có khi nhà đài yêu cầu hát nhép để đảm bảo về chất lượng âm thanh, thời lượng. Tuy nhiên, nếu ca sĩ thực sự muốn hát live thì phải chứng minh được là bản thân có một giọng hát tốt, hát live được và vẫn phải tuân thủ yêu cầu của đài".

Nghị định 144 được công bố vào năm 2020 cũng không còn quy định cấm sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn (hát nhép) hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn (đàn nhái).

tu viec ca si quen loi tren song co nen bat buoc hat de - anh 0

Tuy nhiên, nếu áp dụng những điều này, khán giả sẽ được thưởng thức giá trị gì từ những ca sĩ? Khi điều khoản cấm hát nhép không có trong nghị định, dễ dẫn đến việc ca sĩ sẽ vô tư hát nhép trên sân khấu.

Giá trị của những nghệ sĩ chân chính

Vocalist Đức Tuấn cách đây nhiều năm từng khẳng định: "Khán giả như thế nào sẽ sản sinh ra những nghệ sĩ kiểu như thế đó, họ chấp nhận nghệ sĩ hát nhép thì mới có ca sĩ hát nhép nên không thể đổ thừa cho người làm nghệ thuật".

tu viec ca si quen loi tren song co nen bat buoc hat de - anh 0

Orange cách đây hơn 2 tháng cũng gặp những lùm xùm xoay quanh nghi vấn "hát nhép". Sau đó, cô thẳng thắn: "Đối với tôi đã là một ca sĩ thì hát live tốt là một trách nhiệm. Nếu không hát live tốt thì phải cố gắng cải thiện chất lượng phần biểu diễn của mình.

Khán giả trả tiền và ủng hộ mình vì họ yêu thích giọng hát của mình nên họ xứng đáng được thưởng thức một phần biểu diễn thật, một màn trình diễn sống và phải thật sự chất lượng".

Hòa Minzy khẳng định trong một cuộc phỏng vấn: "Khán giả bỏ tiền ra để xem mình hát nhép thì thực sự là quá khổ thân khán giả. Vì như thế thì mọi người ở nhà xem YouTube hoặc mở các trang nhạc lên nghe là xong rồi.

Tôi nghĩ đã là một ca sĩ, nghệ sĩ chân chính thì mọi người nên tập để hát tốt đã, muốn làm gì thì làm, cứ phải hát tốt đã".

Chính vì thế, live có thể xem như một thứ tiên quyết, là điều kiện cần của bất kỳ gương mặt nào muốn tham gia vào thị trường âm nhạc chứ chưa nói đến việc lên sóng truyền hình vào một dịp trọng đại của đất nước.

Không một "chiêu trò" nào giải quyết được vấn đề liên quan đến nội lực và ý thức làm nghề của ca sĩ.

Sao Việt cover Kpop: Người được khen ngang BLACKPINK, riêng Sơn Tùng M-TP bị chê thậm tệ

Thu Minh khen Orange có nội lực của diva: Đổi hit thấy rõ khác biệt

Tùng Dương lên tiếng bênh vực diva Hà Trần về việc anti Mariah Carey: "Chê không có nghĩa là ghét"

Chia sẻ