Trong vụ kiện cáo với chồng cũ, cảnh sát xác nhận Amber Heard có dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách.
Vụ việc về đôi vợ chồng Johnny Depp và Amber Heard đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Cụ thể, nam diễn viên kiện vợ cũ vu khống việc mình bạo hành cô và nói không đúng sự thật khiến sự nghiệp anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Về phía Amber Heard, cô kiện ngược lại chồng cũ vì đã có hành vi bạo hành và làm xấu hình ảnh của cô.
Nội dung liên quan
Vụ kiện được diễn ra và có nhiều tình tiết gây sốc được hé lộ, bằng chứng có lợi hướng về phía Johnny Depp. Theo đó, sau khi lục lại đoạn video Amber Heard nói rằng bị bị chồng cũ đánh, tiến sĩ tâm lý Shannon Curry xem xét bệnh trạng của cô và nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở nữ diễn viên. Bà Shannon Curry đưa ra nhận định sau khi xem xét và nói chuyện trực tiếp với mỹ nhân Aquaman: "Sau khi xem xét hồ sơ, nói chuyện, Amber Heard được chẩn đoán gặp các biểu hiện của rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) và rối loạn nhân cách kịch tính (HPD)".
Ngoài chồng cũ, trợ lý trước đây của Amber Heard cũng nói rằng nữ diễn viên thường nổi cơn thịnh nộ, luôn miệng mắng chửi và khủng bố tinh thần cấp dưới một cách vô căn cứ. Bên cạnh đó, hàng loạt các người thân cận cũng lên tiếng cho rằng mỹ nhân Aquaman có nhiều dấu hiệu bất ổn về tâm lý. Theo đó, chẩn đoán Amber Heard bị rối loạn tâm lý của những người có chuyên môn càng được củng cố.
Rối loạn nhân cách vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với một bộ phận lớn người trong xã hội. Qua sự việc được chú ý của đôi vợ chồng nam tài tử, khái niệm về chứng bệnh tâm lý này càng khiến nhiều người tò mò.
Nội dung liên quan
Rối loạn nhân cách là gì?
Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần liên quan đến nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Chứng bệnh này làm người bệnh bị ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, hành động, thế giới quan cùng lối cư xử của bệnh nhân. Những triệu chứng điển hình của rối loạn nhân cách có thể kể đến như: ngủ ít, nói dối, không có cảm xúc, vô trách nhiệm, thích khiến người khác cảm thấy tội lỗi,...
Có ba dạng rối loạn nhân cách phổ biến được phân loại như sau:
- Rối loạn nhân cách nhóm A (rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách phân liệt, rối loạn nhân cách thể phân lập) được đặc trưng bởi biểu hiện cực đoan, lãnh cảm, ngờ vực, thiếu quan tâm đến người khác.
- Rối loạn nhân cách nhóm B (rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách kịch tính) được đặc trưng bởi xu hướng kích tính hóa mọi việc, suy nghĩ bốc đồng và có xu hướng bạo lực.
- Rối loạn nhân cách nhóm C (rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế) được đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng thái quá về một (hoặc một số) tình huống/vấn đề thường gặp.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách
Theo khảo sát, nhiều trường hợp bênh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách đều bắt nguồn từ những nguyên nhân như bị chấn thương tâm lý thời thơ ấu, trải qua nỗi đau mất mát, chấn thương não bộ,.. cùng nhiều tổn thương về tâm lý khác.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học cũng cho rằng các yếu tố di truyền, sự tác động từ môi trường sống và trạng thái mất cân bằng bên trong não bộ cũng chính là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thay đổi tính cách của người bệnh.
Nội dung liên quan
Biểu hiện của rối loạn nhân cách
Với trường hợp của Amber Heard, cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách nhóm B. Cụ thể là rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách kịch tính. Biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách nhóm B được thể hiện qua việc người bệnh có những hành vi bốc đồng, thất thường, kịch tính, đe dọa và là nhóm bệnh đáng lo ngại cho những ai mắc phải. Một số biểu hiện của người bị rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách kịch tính:
- Rối loạn nhân cách ranh giới: sợ ở một mình, ám ảnh về sự trống rỗng, lo lắng rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi một cách thái quá, hoang tưởng, suy nghĩ xa rời thực tế, cảm giác vô dụng, cảm xúc thay đổi nhanh chóng, tính khí thất thường, tâm trạng không ổn định, hành động bốc đồng, làm hại bản thân (thậm chí tự tử),…
- Rối loạn nhân cách kịch tính: nhạy cảm, khó chịu, thích chỉ trích, phê phán, nói dối, nói lớn, nói nhiều, kịch tính hóa vấn đề, làm quá mọi chuyện, thiếu kiên nhẫn, không có khả năng chờ đợi, tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người, trở nên cáu giận, bực tức và có xu hướng trả thù nếu không đạt được điều mình mong muốn, ăn mặc lố bịch, kỳ dị, khiêu khích tình dục hòng nhận được sự chú ý của người khác (trong khi bản thân chưa chắc đã thực sự có hứng thú), cho rằng mình chính là trung tâm của mọi sự chú ý, chỉ quan tâm đến bản thân mà không để ý tới những người xung quanh…
Nguồn: TH&PL