Trường đại học tận tình giúp đỡ sinh viên mùa dịch: Để không ai bị bỏ lại phía sau!

Ngôi nhà thứ hai mang tên “đại học”: Tỉnh thương vẫn nở rộ giữa những ngày u tối.

Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2020. Cho đến nay, cũng giống như bao quốc gia khác, vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà các tỉnh trên đất nước chúng ta từng trải qua rất nhiều lần "lockdown". Đến nỗi mà học sinh, sinh viên từ lạ đã thành quen với việc học online tại nhà, với mong muốn mau hết dịch bệnh để được trở lại trường vì nhớ trường, nhớ bạn bè, thầy cô quá đỗi.

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Những dòng trạng thái "năn nỉ" nhà trường cho đi học lại của sinh viên được đăng tải từ năm này sang năm khác

Tâm lý của sinh viên thực ra vẫn luôn như vậy. Không mấy sinh viên dễ dàng nói ra câu yêu việc tối ngày học và làm bài tập với những quyển giáo trình đầy lý thuyết dày bịch, nhưng một khi nhắc về ngôi trường của mình, vẫn luôn có điều gì đó để nhớ, để thương và để tự hào.

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Ảnh: Trường Giang

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn coi trường học là ngôi nha thứ hai và trường đại học cũng không phải là một ngoại lệ. Dù "ngôi nhà" này có phần "lớn" hơn rất nhiều so với bất kỳ ngôi nhà nào mà chúng ta biết. Và vào những ngày dịch bệnh hoành hành này, ý nghĩa của ngôi nhà ấy lại càng được thể hiện rõ ràng hơn khi mọi người đều cố gắng chung tay để không bất kỳ thành viên nào bị bỏ lại phía sau.

Từ việc động viên giảng viên, sinh viên vì phải dạy và học online trong mùa dịch

Bức thư ngỏ đầy cảm động từ thầy Hiệu trưởng ULIS

Câu chuyện thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN viết tâm thư động viên gửi tới giảng viên và sinh viên vào những ngày mà sinh viên vẫn còn cảm thấy quá khó khăn khi phải học online từng khiến tất cả mọi người cảm động.

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Thầy Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN
Ảnh: Facebook Do Tuan Minh

Mười bốn trang thư ngỏ của thầy Minh khiến cả giảng viên, sinh viên và gia đình đi chậm lại một chút để hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của các trò hơn. Từ thấu hiểu việc các thầy cũng mệt mà trò cũng "oải" khi phải bắt nhịp với thời khóa biểu học online giống như thời khóa biểu học "face to face", đến sẵn sàng lắng nghe những lời kêu ca, phàn nàn về áp lực deadlines, lịch học dày, bài vở nhiều, "tâm thư" trình bày về nguyện vọng được giảm, miễn học phí của sinh viên…

Trên cả kênh chính thức và phi chính thức, chính danh và ẩn danh, điều thôi thúc thầy Minh viết thư ngỏ gửi các thầy cô nằm vỏn vẹn ở 03 cụm từ: "GIẢM TẢI – GIẢM YÊU CẦU – GIẢM KỲ VỌNG".

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Thư ngỏ gửi giảng viên và sinh viên của thầy Minh.
Ảnh: Facebook Do Tuan Minh

"Các thầy cô hãy tin tôi đi. Lứa sinh viên vượt qua được trận đại dịch này đã xuất sắc vượt qua một khóa học về ứng dụng công nghệ thông tin khó nhất, tích lũy được các kỹ năng quan trọng nhất như: Quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, biết cách vượt qua áp lực, kỹ năng đàm phán, phản biện… và quan trọng hơn các em ấy biết trân quý những giá trị, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô và biết chấp hành kỷ luật".

Thầy Minh mong thầy cô sẽ giảm tải kiến thức phải học online cho sinh viên, mong thầy cô giảm yêu cầu đối với sinh viên và giảm bớt đi những kỳ vọng mà thầy cô vẫn mang trong những ngày thường nhật. Để mục tiêu sát thực hơn, thầy cũng bớt lo mà trò cũng thấy thoải mái, như vậy, tự khắc kết quả sẽ tốt hơn và tạo ra cho chúng ta tâm lý tốt hơn - điều mà chúng ta rất cần trong mùa dịch.

Thầy cô UTM quan tâm đến hoàn cảnh học online của sinh viên

Cán bộ, giảng viên khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã tặng laptop cho nam sinh viên hiếu học vùng cao Thào A Chư khi xã hội gian cách và sinh viên phải học online tại nhà. 

Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với câu chuyện những bạn sinh viên vùng cao gặp khó khăn, thiếu thốn trong hoàn cảnh học online khi điều kiện mạng kém và thiết bị học tập không đầy đủ. Thấu hiểu tình cảnh này, hành động hỗ trợ thiết thực của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Thương Mại đã giúp sinh viên tiến gần hơn với việc tiếp thu tri thức, tạo điều kiện để sinh viên nào cũng có thể theo kịp tiến độ học tập của khoa, của trường. 

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Thào A Chư làm quen với chiếc máy tính mới.
Ảnh: Trường Đại học Thương Mại

Không chỉ vậy, để giảm bớt khó khăn khi thực hiện kế hoạch học tập trực tuyến, Trường Đại học Thương Mại còn tính toán và thanh toán toàn bộ chi phí mạng 3G với mức giá gói dịch vụ cao nhất cho tất cả sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Có thể thấy, dù là ở cấp bậc nào thì giáo dục vẫn luôn đề cao người học là trên hết. 

Đến hỗ trợ thiết thực khi sinh viên bị mắc kẹt tại thành phố bị giãn cách xã hội

Vào những ngày biết sinh viên đã an toàn về với vòng tay của gia đình, chỉ việc ngồi nhà học online mà các thầy cô đã lắng lo tới vậy thì hẳn mọi người có thể phần nào đoán được rằng các Nhà Trường đang "sốt sắng", bất an như nào khi thành phố thì giãn cách xã hội mà các trò ngoại tỉnh của mình thì bị mắc kẹt lại.

Suốt những tuần qua, các trường đại học đẩy nhanh tiếp nhận quyên góp và hỗ trợ tiền mặt, cũng như thực phẩm thiết yếu cho sinh viên ngoại tỉnh còn mắc kẹt ở ký túc xá hay ở phòng trọ. Những đội tình nguyện của các trường trực tiếp chở thực phẩm và trao tận tay đến sinh viên cần giúp đỡ. 

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Đội tình nguyện Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN phát quà hỗ trợ tới tận tay sinh viên
truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Phần quà ULIS hỗ trợ sinh viên cùng thông điệp "You are not alone"

Không chỉ vậy, Trường Đại học Ngoại ngữ cũng thiết lập số hotline để tiếp nhận thông tin cần hỗ trợ của sinh viên gặp khó khăn, xa gia đình và bị kẹt trong vùng dịch. 

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
#ULISBEATSCOVID là thông điệp được truyền tải tới sinh viên từ những ngày đầu dịch bệnh xuất hiện
Ảnh: Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN

Vào những ngày như này, dù chỉ là một câu nói hay hành động quan tâm nhỏ từ nhà trường cũng đủ khiến sinh viên phần nào bớt lo lắng và gia đình phần nào an tâm khi con cái sinh hoạt xa quê. 

Không chỉ giúp đỡ sinh viên về mặt vật chất, giữa tình hình dịch bệnh phức tạp, dù bận rộn giữa nhiều công việc nhưng giảng viên của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (HNUE) vẫn sẵn sàng lên trường để làm thủ tục xin xác nhận học tập giúp sinh viên. 

Không chỉ riêng ULIS hay HNUE mà cho đến nay, các trường đại học đã tiến hành hỗ trợ sinh viên rất nhiều. Có thể thấy, dù dịch bệnh có diễn biến phức tạp như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể chia cắt được mối liên hệ gắn bó, khăng khít và bền chặt giữa sinh viên và nhà trường.

truong dai hoc tan tinh giup do sinh vien mua dich de khong ai bi bo lai phia sau - anh 0
Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức trao tặng quà hỗ trợ cho sinh viên đang ở lại Ký túc xá của Trường.
Ảnh: Trường Đại học Hà Nội

Dù dịch bệnh thì "nhà" cũng vẫn luôn là nhà. Khi sinh viên cần giúp đỡ thì cánh tay giúp đỡ của thầy cô giảng viên và cán bộ nhà trường vẫn luôn giơ cao sẵn sàng vì một mục tiêu để không ai bị bỏ lại phía sau. Các bạn sinh viên bị mắc kẹt lại thành phố nếu có gặp khó khăn thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ tới nhà trường để yêu cầu giúp đỡ, hẳn rằng sẽ không lời "kêu cứu" nào bị từ chối, dù theo cách này hay cách khác.

Review Đại học: ULIS có nhiều điều đáng yêu hơn là deadline!

Tình nguyện viên tại điểm tiêm vaccine Sinopharm: "Người dân không còn bỏ về như trước!"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ