Triển lãm 'Thủy triều cảm xúc' của Chiharu Shiota gây thất vọng

Trước khi đến Việt Nam, Chiharu Shiota đã thành công với rất nhiều triển lãm tương tự "Thủy triều cảm xúc" trên khắp thế giới.

Chiharu Shiota sắp đặt những sợi chỉ đan xen, kết nối các đồ vật như chìa khóa, giường bệnh, giày, lá thư, v.v.. Mỗi sắp đặt là một câu chuyện rất riêng của bản thân cô, cảm xúc của cá nhân và kết nối với những người khác, kể cả những người xa lạ.

Lấy ví dụ như việc tiếp quản gian triển lãm Nhật Bản tại Venice Biennale 2015, cô đã kéo những sợi chỉ đỏ dày đặc, ngoằn ngoèo, móc vào những chiếc chìa khóa han gỉ bên trên những chiếc thuyền cũ nát. 

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Tác phẩm sắp đặt “Chìa khóa nằm trong tay” năm 2015 với tổng cộng 180.000 chìa khóa được thu thập để thực hiện và tốn tận 400 km đường chỉ.

Tới Việt Nam với triển lãm "Thủy triều cảm xúc", Chiharu Shiota tiếp tục mạch tác phẩm với những sợi len đỏ định hình phong cách của cô.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0

Triển lãm gồm hai tác phẩm bao phủ toàn bộ không gian rộng lớn hàng ngàn mét vuông của VCCA. Trong đó tác phẩm chính cùng tên triển lãm chiếm trọn không gian của phòng triển lãm bằng một lượng khổng lồ những sợi len đỏ vốn là chất liệu sáng tạo quen thuộc của Chiharu Shiota.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Với triển lãm "Thủy triều cảm xúc", Chiharu Shiota tiếp tục mạch tác phẩm với những sợi len đỏ định hình phong cách của cô.

Như những lần triển lãm trước, lần này, tác giả đã lựa chọn những chiếc thuyền cũ (mua từ các làng chài truyền thống Việt Nam) để kết hợp với những sợi len đỏ tràn ngập không gian chính siêu lớn của nhà triển lãm VCCA.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Như những lần triển lãm trước, lần này, tác giả đã lựa chọn những chiếc thuyền cũ để kết hợp với những sợi len đỏ tràn ngập không gian

Những sợi len đỏ đan vào nhau, kết nối từ những chiếc thuyền gỗ cũ nằm rải rác dưới sàn tới trần nhà, và bám vào những bức tường, tạo nên một cơn thủy triều đỏ lan từ những chiếc thuyền lên trần nhà, phủ kín không gian, đặc biệt là không gian phía trên trần của triển lãm.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Những sợi len đỏ đan vào nhau, kết nối từ những chiếc thuyền gỗ cũ nằm rải rác dưới sàn tới trần nhà, và bám vào những bức tường.

Tuy vậy, không gian trống bên dưới đủ rộng để khán giả thoải mái đi lại xung quanh và ngắm tác phẩm từ nhiều góc độ. Từ những vị trí khác nhau, khán giả có thể ngắm nhìn những phần khác nhau của tác phẩm.

Một đặc điểm thú vị của nghệ thuật sắp đặt đương đại: Khán giả có thể ngắm tác phẩm từ bên trong chính tác phẩm đó. Và trong tác phẩm sắp đặt này, người xem chỉ có thể ngắm nhìn từ bên trong tác phẩm mà không thể nhìn từ bên ngoài.

Theo lý giải của Chiharu Shiota, chiếc thuyền gỗ là vật dụng rất quen thuộc với người Việt, không chỉ chuyên chở hàng hóa, con người mà còn "chuyên chở cả nền văn hóa", là nhân chứng của thời gian. Còn sợi chỉ đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho những mạch máu trong cơ thể, những cảm xúc ẩn sâu trong ký ức, kết nối giữa con người với con người, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hạnh phúc và mất mát.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Theo lý giải của Chiharu Shiota, chiếc thuyền gỗ không chỉ chuyên chở hàng hóa, con người mà còn "chuyên chở cả nền văn hóa", là nhân chứng của thời gian.

Bên ngoài là một tác phẩm nhỏ với những sợi len trắng đan vào nhau với kết cấu tương tự nằm gọn trong 1 hộp kính lớn. Người xem có thể ngắm phần tác phẩm ngày từ bên ngoài mà không cần vào trong triển lãm. Trong tác phẩm này, những sợi chỉ đỏ quấn lấy những ký ức và mối quan hệ giữa những con người với con người, trong khi sắc trắng tượng trưng cho cái vĩnh cửu.

Sau quầy lễ tân là một gian riêng với màn hình lớn trình chiếu những tâm sự của tác giả và ý tưởng hình thành tác phẩm đương đại này. Cô tâm sự, nhiều năm trời cô không động đến hội họa, nhưng từ khi biết bình bị mắc ung thư, cô bắt đầu quay lại với nghệ thuật.

Và tới lần bị ung thư lần thứ 2, cô bắt đầu làm những tác phẩm sắp đặt lớn với những sợi chỉ, để chiêm nghiệm về những mối liên hệ giữa con người với con người, giữa hiện tại với quá khứ, và giữa cái sống và cái chết. "Tất cả mọi thứ đều có ký ức, có lịch sử, câu chuyện đằng sau đó", nghệ sĩ Chiharu Shiota chia sẻ về chất liệu chính của "Thủy triều cảm xúc".

Triển lãm hạn chế số người tham quan mỗi lần, nên không gian khá thoáng. Phần lớn những khán giả tới xem là các bạn trẻ với những trang phục trẻ trung hiện đại đứng tạo dáng và chụp ảnh với tác phẩm. Nhiều bạn trẻ còn trang bị những hệ thống máy ảnh rất chuyên nghiệp để có thể chụp được những bức ảnh đẹp nhất.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Bên ngoài là một tác phẩm nhỏ với những sợi len trắng đan vào nhau với kết cấu tương tự nằm gọn trong 1 hộp kính lớn. 

Trước khi đến triển lãm, tôi kỳ vọng khá cao vì đây là triển lãm lớn, kéo dài nhiều tháng, được làm bởi tác giả Nhật Bản đã thành danh trên thế giới. Tên triển lãm "Thuỷ triều cảm xúc" ngay lập tức tôi nghĩ tới sóng thần đặc trưng ở Nhật Bản, mơ hồ mong đợi một cảm giác bị bao vây bởi nước, ngập ngụa và tức thở.

Bước vào triển lãm, bản thân tôi phần nào thấy bất ngờ với không gian tràn ngập sắc đỏ với những sợi len chạy khắp không gian đầy mạnh mẽ và phóng khoáng (dù trước đó đã xem một số hình ảnh của triển lãm này, và một số triển lãm trước đó của cô trên internet).

Có thể thấy khá rõ ràng sự tỉ mỉ, chỉn chu đặc biệt của người Nhật được thể hiện trong tác phẩm. Từng sợi chỉ, từng nút thắt, từng vị trí đặt đồ vật trong không gian đều được tính toán cẩn thận và chi tiết.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Từng sợi chỉ, từng nút thắt, từng vị trí đặt đồ vật trong không gian đều được tính toán cẩn thận và chi tiết.

Nhưng sau một chút bất ngờ đó là cảm giác đôi chút thất vọng. Sắc đỏ tràn ngập không gian lại không đủ để gây "ngộp" cho người xem. Không gian trống vẫn quá lớn đủ cho mọi người đi lại thoải mái, tạo dáng và chụp ảnh selfie. Tác phẩm tạo ra nhiều góc đẹp để chụp ảnh check-in, nhưng không đủ để tạo nên một cảm giác ngộp thở như tôi kỳ vọng.

Những chiếc thuyền gỗ cũ cũng không gây được những liên tưởng về những kết nối với quá khứ của Việt Nam, hay về những cuộc di cư văn hoá mà cô từng đề cập, có lẽ vì nó được đặt rất "tĩnh" dưới sàn của không gian triển lãm. Cũng có lẽ vì văn hóa người Việt không liên hệ quá chặt chẽ với những chiếc thuyền chài?

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Sắc đỏ tràn ngập không gian lại không đủ để gây "ngộp" cho người xem. 

Khác với điêu khắc (khi nội dung tác phẩm chỉ gói gọn ở nội dung phần điêu khắc), đặc trưng quan trọng nhất của "sắp đặt" là tác phẩm không chỉ ở nội dung phần sắp đặt mà còn nằm ở khả năng kiểm soát không gian xung quanh nội dung sắp đặt, như lối đi, ánh sáng, mùi hương, và tương tác giữa khán giả với tác phẩm.

Ở đấy, có cảm giá như tác giả đã làm tốt phần sắp đặt với những sợi len đỏ đan vào nhau tràn ngập khắp không gian triển lãm, nhưng lại chưa làm tốt phần kiểm soát không gian để gây một ấn tượng đủ mạnh với người xem.

Nếu so sánh với những triển lãm trước đó của Chiharu Shiota, tôi cảm thấy lần này triển lãm có phần bớt thú vị, có lẽ vì không gian triển lãm chính của VCCA quá rộng và bị chia cắt thành 2 gian phòng, và sự kết nối có phần hơi gượng của những sợi len đỏ và những chiếc thuyền chài cũ của Việt Nam.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
Vì không gian triển lãm chính của VCCA quá rộng và bị chia cắt thành 2 gian phòng, và sự kết nối có phần hơi gượng của những sợi len đỏ và những chiếc thuyền chài cũ của Việt Nam.

Những chiếc thuyền chài có nằm trong văn hóa Việt Nam, nhưng không đủ đặc trưng, vì những chiếc thuyền này cũng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Điều này làm người xem khó liên tưởng tới sự kết nối với văn hóa Việt truyền thống.

Tất nhiên, đây là triển lãm cá nhân, và tác giả có thể sử dụng bất kỳ vật dụng nào có ý nghĩa với cá nhân cô, không cần chiều theo quan điểm và sở thích của phần đông khán giả.

Thử so sánh với tác phẩm sắp đặt "Cái chết trong giấc ngủ" (2017). 

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
"Cái chết trong giấc ngủ" (2017). 

Vào năm 2017, Shiota nhận thức sâu sắc về thời gian của mình, sau khi căn bệnh ung thư của cô đã tái phát sau 12 năm thuyên giảm. Điều này khiến cô nhận ra sự sống và cái chết có mối liên hệ mật thiết như thế nào. Cô nhận ra rằng sức mạnh của mình bắt nguồn từ cuộc đối đầu với tử thần lần này, và biến những đau khổ mà cuộc sống phải gánh chịu thành một điều gì đó mới mang lại hy vọng.

Tác phẩm "Cái chết trong giấc ngủ" sắp đặt những sợi chỉ màu đen phủ kín gian phòng, và bao bọc lấy những chiếc giường bệnh được đặt rải rác trong không gian triển lãm.

Tác phẩm này gây được cảm giác về sự bủa vây của cái chết lên những con người đang nằm trên giường bệnh, có lẽ nó gắn với căn bệnh ung thư của tác giả. Những sợi chỉ đen, kết nối những chiếc giường bệnh có tính khái quát cao hơn, quen thuộc hơn, vì rồi ai cũng sẽ tới lượt nằm trên những chiếc giường đó và đối mặt với cái chết của chính mình.

Cảm giác về khoảnh khắc chính mình sẽ nằm trên chiếc giường thế này, với những sợi chỉ đen của thần chết bủa vây, không thể kháng cự, cũng không thể tự mình kết thúc nó, chỉ có thể chờ đợi, đợi thần chết tới. Tác phẩm khơi gợi được những suy nghĩ "phản tư" của mỗi khán giả khi tới xem.

"Thuỷ triều cảm xúc" lần này lại không đem lại cho người xem cảm xúc như vậy. Những sợi chỉ mô tả những cơn sóng thủy triều dâng lên từ những chiếc thuyền gỗ không làm cho người xem cảm giác về trải nghiệm của mỗi cá nhân.

trien lam thuy trieu cam xuc cua chiharu shiota gay that vong - anh 0
"Thuỷ triều cảm xúc" lần này lại không đem lại cho người xem cảm xúc như vậy.

Nó không gây được liên tưởng về tự sự của mỗi cá nhân về những sự kết nối giữa bản thân với những người khác, hay kết nối giữa hiện tại với quá khứ, hoặc đơn giản chỉ là cảm xúc choáng ngợp khi đứng trước những cơn sóng của thủy triều.

Có chăng, cảm xúc phổ biến là cảm giác phấn khích vì các bạn trẻ có background rất đẹp để chụp ảnh selfie.

Chiharu Shiota (sinh năm 1972) là nghệ sĩ đương đại người Nhật Bản, hiện sống và làm việc tại Berlin, Đức. Ở đây, cô được đào tạo dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng Marina Abramović. Cô nổi danh với các tác phẩm sắp đặt quy mô lớn, ngoạn mục và kỳ công, được đan kết tỉ mỉ và khéo léo từ hàng trăm nghìn sợi chỉ, thường chiếm trọn không gian. Các tác phẩm của cô vừa gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác, vừa chất chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa.

'Thủy Triều Cảm Xúc' của nghệ sĩ hàng đầu Chiharu Shiota tới Việt Nam!

Triển lãm 'Búp bê Nhật Bản' tại Hà Nội gây ấn tượng mạnh

Nghệ sĩ sơn mài Nhật Bản - Ando Saeko mở triển lãm ‘Trăng’ tại Hà Nội

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ