Kết thúc với rating kỷ lục, The Red Sleeve vướng không ít tranh cãi khi bị tố đạo nhái.
The Red Sleeve là trong những bộ phim cổ trang thành công nhất năm 2021. Dù không sở hữu dàn diễn viên hạng sao, The Red Sleeve vẫn có thể khắc họa sinh động câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa một vị vua và một cung nữ. Nội dung này vốn không hề mới trong phim truyền hình Hàn Quốc, nhưng vẫn đạt được thành công vang dội, vực dậy lượng người xem cho đài MBC sau nhiều năm xuống dốc.
Với sự thành công của mình, không có gì ngạc nhiên khi The Red Sleeve cũng trở nên nổi tiếng ở thị trường Trung Quốc. Bộ phim đạt được số điểm cao ngất ngưởng là 8,4 trên Douban. Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận tích cực khen ngợi bộ phim, khán giả Trung Quốc gần đây đã bức xúc cho rằng nhiều chi tiết trong The Red Sleeve đã đạo văn hóa Trung Quốc.
Cụ thể, nhiều khán giả Trung Quốc đã chỉ ra rằng bối cảnh cung điện trong The Red Sleeve giống hệt với kiến trúc của dinh thự Phúc Kiến Thổ Lâu của Trung Quốc (kiến trúc Thổ Lâu, còn được gọi là kiến trúc Hakka, là một loạt các cấu trúc có hình tròn, hình vuông, hình bầu dục, bao quanh một sân ở giữa).
Cư dân mạng Trung Quốc thậm chí còn cho rằng, cảnh nam nữ chính thổ lộ tình cảm với nhau cũng sử dụng tác phẩm Kinh điển của Khổng Tử để làm chất liệu.
Tuy nhiên, nhiều khán giả không đồng tình với ý kiến này. Họ cho rằng trong quá trình làm phim, người Hàn Quốc không hề khẳng định những thứ này là kiến trúc của riêng mình nên không thể coi đó là "đạo nhái". Một số netizen đã để lại bình luận để bênh vực bộ phim:
"Không chỉ bộ phim này trước đó Hong Chun Gi cũng từng bị cư dân mạng Trung Quốc tố là đạo nhạc chỉ vì mặc Hanbok, hả ???"
"Nhưng đúng là nó giống Phúc Kiến Thổ Lâu - đặc trưng của Trung Quốc".
"Cư dân mạng Trung Quốc luôn xôn xao bàn tán mỗi khi thấy các quốc gia khác đạt được thành tích nào đó. Thật là xấu tính".
"Người Trung Quốc từng tuyên bố rằng Hanbok và Kimchi là của họ. Tôi cũng không ngạc nhiên".
"Mọi thứ trên thế giới đều thuộc về Trung Quốc, phải không?"
Nguồn: TH&PL