Tại sao phim truyền hình Việt chưa công bằng với nữ giới?

Nhiều phim truyền hình Việt xây dựng hình tượng nhân vật nữ gây ức chế và không để lại nhiều dấu ấn.

Thời gian gần đây, phim truyền hình Đừng Nói Khi Yêu do VTV sản xuất liên tục gây tranh cãi khi xây dựng dàn nhân vật nữ khó chịu, có tính cách chẳng giống ai. Nhân vật Ly (Thuỳ Anh) liên tục có những hành động bị cho là bốc đồng, phi lý ở độ tuổi 27. Cô không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người khác mà còn làm mấy uy tín danh dự của doanh nghiệp mà bố mẹ gầy dựng.

Một khán giả bình luận trên mạng cho biết: "Nhìn dàn nhân vật nữ trong phim là hết muốn xem". Nếu Ly gây ức chế vì sự "trẻ trâu" của mình thì nhân vật Trang (Lương Thanh), bạn gái của Tú (Đình Tú) lại nhỏ nhen tới mức trẻ con. Trang cùng với Linh (Trình Mỹ Duyên) liên tục bày trò để hãm hại Ly và tách cô ra khỏi Tú.

tai sao phim truyen hinh viet chua cong bang voi nu gioi - anh 0
Ly trong "Đừng Nói Khi Yêu".

Đừng Nói Khi Yêu xây dựng nhân vật nữ mâu thuẫn và không có chiều sâu. Trong khi nhân vật Quy do Mạnh Trường thủ vai thì lại nhận về vô vàn lời khen. "Xem phim này chỉ vì Mạnh Trường, giọng ấm áp mà diễn xuất tự nhiên." - trích một bình luận của khán giả.

Điều này làm dấy lên vấn đề muôn thuở trong phim Việt, liệu có sự trọng nam khinh nữ đâu đó khi nhân vật nữ liên tục bị dìm còn các nhân vật nam luôn được xây dựng một cách hợp lý và logic. Không chỉ có Đừng Nói Khi Yêu, nhiều phim của VTV cũng rơi vào tình trạng này.

Khán giả từng chê bai thậm tệ Chồng Cũ, Vợ Cũ, Người Yêu Cũ hay Hành Trình Công Lý khi khắc họa tính cách nhân vật nữ vô lý. Không chỉ hoàn hảo tới mức phi thực tế mà gần như là không có một điểm yếu nào. Việc tạo nên một nhân vật tốt không phải là chuyện xấu, nhưng nếu khán giả liên tục la ó, chắc chắn là không phù hợp.

tai sao phim truyen hinh viet chua cong bang voi nu gioi - anh 0
Linh (Trình Mỹ Duyên) và Trang (Lương Thanh) trong "Đừng Nói Khi Yêu".

Phim truyền hình chưa công bằng với nữ giới phần nhiều đến từ cách xây dựng kịch bản. Phái nữ luôn yếu thế hơn so với phái nam, ít được thể hiện sự bản lĩnh, mạnh mẽ hay độc lập. Họ lúc nào cũng cần có một người nam hoàn hảo ở bên hỗ trợ.

Vì đa số tuyến tình cảm luôn xuất hiện trong phim truyền hình, nếu nhân vật nữ được ưu ái và chiều lòng khán giả, chắc chắn nhân vật nam sẽ không còn đất diễn và vai trò gần như mờ nhạt. Tuy nhiên, cần có sự hợp lý hơn trong việc xây dựng nhân vật, không cần quá hoàn hảo nhưng phải thực tế, gần gũi thì mới dễ dàng tiếp cận với khán giả đại chúng.

Phim tình cảm Việt sao y chang... ngôn tình Hàn

"Mẹ chồng bênh nàng dâu" hay mấu chốt để "Đừng Làm Mẹ Cáu" thành công

Mạnh Trường có quá "dừ" để đóng cảnh hôn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ