Nhiều người xưa quan niệm phải kiêng kị nhiều điều trong tháng cô hồn, bởi đây là tháng dễ gặp những điều không may mắn. Vậy nguồn gốc của tháng được đặc biệt chú ý trong năm này có nguồn gốc từ đâu?
Theo quan niệm từ xa xưa, con người có 2 phần xác và hồn. Sau khi mất đi, người từng làm nhiều việc tốt ở cõi trần sẽ được đầu thai tiếp tục làm người. Ngược lại, những người làm điều sai trái, phạm phải tội ác sẽ bị đày làm ngạ quỷ, súc sinh. Ngạ quỷ còn thường được gọi là quỷ đói hay cô hồn, luôn luôn trong tình trạng đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu và u ám nhất.
Có một thông tin được lưu truyền từ trước đến nay về nguồn gốc của tháng cô hồn, đó là nó được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Họ tin tưởng và quan niệm rằng, từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó, cánh cửa đóng lại đúng vào đêm 14/7 Âm lịch.
Nội dung liên quan
Từ đó, vào tháng 7 Âm lịch hằng năm được gọi là tháng cô hồn hoặc "mở cửa mả". Các cô hồn được cho phép về dương gian trong 12 ngày. Bắt nguồn từ việc không được thờ cúng, không có nơi để về nên những ngạ quỷ này sẽ trong tình trạng vất vưởng, lang thang khắp nơi và chọc phá, trêu chọc con người. Cũng vì thế, con người thường cúng rất nhiều đồ ăn để chúng được ăn no, không quấy phá đến cuộc sống của người dân.
Nội dung liên quan
Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng từ xưa, người dân sẽ làm lễ cúng, nhằm mục đích cầu siêu cho những ngạ quỷ. Việc làm này thể hiện lòng vị tha của người còn sống đối với người đã khuất, bỏ qua những lỗi lầm họ từng gây ra khi còn sống.
Lễ cúng xá tội vong ân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15/7 Âm lịch. Bởi, nhiều người cho rằng đây là thời điểm các vong linh trở về Quỷ Môn Quan, đây sẽ là lúc thích hợp nhất giúp các cô hồn có được bữa ăn no trước khi chịu tiếp sự đày ải và đói khát trong suốt một năm dài.
Nguồn: TH&PL