Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Covid-19 là như thế nào?

Nhiều người "e ngại" tiêm vắc-xin COVID 19 vì sợ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ cơ chế nảy sinh của sốc phản vệ đã!

Bộ Y Tế và các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và các nước hiện đang tiến hành đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine Covid-19, trong khi đó, vẫn còn rất nhiều người lo ngại về "sốc phản vệ" (Anaphylaxis) - một trong những phản ứng bất thường có thể xảy ra sau khi tiêm, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng nhấn mạnh rằng với những triệu chứng thường thấy của sốc phản vệ có thể phát sinh từ việc tiêm vaccine, hay dị ứng với thuốc, độc từ thực phẩm, côn trùng, thì chỉ cần chữa trị kịp thời là có thể phục hồi ngay lập tức. 

soc phan ve sau khi tiem vaccine covid 19 la nhu the nao - anh 0

Vậy sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ (Anaphylaxis) là tai biến dị ứng nghiêm trọng. Trường hợp phản ứng với kháng nguyên đặc biệt nhạy cảm hơn rất nhiều so với bình thường được gọi là "quá mẫn" (Hypersensitivity). Trong đó, phản ứng mẫn cảm đầu tiên phát sinh ngay lập tức bởi kháng thể globulin miễn dịch (IGE) được gọi là phản ứng dị ứng.

Trong phản ứng dị ứng này, phản ứng xuất hiện bất ngờ tác động đến nhiều cơ quan, bao gồm da và niêm mạc chính là phản vệ. Khi bị sốc phản vệ, huyết áp sẽ giảm mạnh, ý thức bị suy giảm hoặc có thể bị chấn động tim mạch. 70% người trưởng thành bị sốc phản vệ là do dị ứng với thuốc, ngộ độc thực phẩm, côn trùng hay nọc độc của ong. 

soc phan ve sau khi tiem vaccine covid 19 la nhu the nao - anh 0

Có thể ứng phó kịp thời vì sốc phản vệ biểu hiện ngay trong 30 phút sau khi tiêm

Sốc phản vệ phát sinh trong vòng 30 phút sau khi cơ thể hấp thụ thuốc hoặc thực phẩm. Sốc phản vệ diễn biến theo 3 mức độ là nhẹ, trung bình và nặng. Khoảng 90% người bị sốc phản vệ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn ngứa hay sưng phù ở niêm mạc hoặc da.

Nếu cơn sốc tác động đến hệ thống hô hấp và tim mạch thì còn gây ra triệu chứng ho và khó thở. Giảm oxy máu động mạch có thể dẫn đến rối loạn nhận thức, sốc tim hoặc ngưng tim. Khá khó để phân biệt sốc phản vệ với các triệu chứng khác nếu chỉ chẩn đoán lâm sàng. 

soc phan ve sau khi tiem vaccine covid 19 la nhu the nao - anh 0

Tuy nhiên, các cơ quan phòng dịch nhấn mạnh rằng việc xảy ra sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 có tỷ lệ rất thấp và vì đối tượng tiêm có thời gian chờ tối đa là 30 phút sau khi tiêm vắc-xin nên có thể ứng phó kịp thời nếu hiện tượng này xảy ra.

Cần phân biệt sốc phản vệ với hiện tượng ngất xỉu, choáng váng do hội chứng tăng hô hấp và sự lo lắng của người được tiêm

Trường hợp phản ứng stress cấp (ngất xỉu) có thể xuất hiện trước, trong khi tiêm hoặc vài phút sau khi tiêm. Da thường trở nên lạnh, trắng bệch và hô hấp bình thường. Nếu bạn cúi đầu hoặc nằm xuống là các triệu chứng sẽ được cải thiện.

Ngược lại, sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng 15 phút sau khi tiêm, kèm theo ngứa da, sưng mắt, mặt, và nổi mẩn toàn thân. Cũng có thể bị khó thở hoặc ho liên tục và đặc biệt là triệu chứng không cải thiện dù có cúi đầu xuống hay giữ người ở tư thế nằm.

soc phan ve sau khi tiem vaccine covid 19 la nhu the nao - anh 0

Người có bệnh nền nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm

Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể có cơ địa dị ứng, tức là có thể xảy ra với người này nhưng có thể lại không xảy ra đối với người khác.

Vì vậy, trước khi tiêm vắc-xin, mọi người cần chú ý tham khảo ý kiến và trình bày thông tin bệnh nền (nếu có) với nhân viên ý tế để nhận được tư vấn tốt nhất, tránh xảy ra những trường hợp rủi ro.

Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.

Những thông tin hữu ích giúp bạn yên tâm hơn về vaccine Covid-19

Đừng kén chọn và kỳ thị tiêm vaccine khi chưa hiểu hết!

“Tôi đã tiêm vaccine và lo lắng, nhưng đó là cách tốt nhất để phòng dịch"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ