Sinh viên RMIT tuyên bố "đốt trường": Đó không phải là việc nên làm khi muốn giải quyết vấn đề!

Đốt trường không giúp bạn giải quyết vấn đề mà nó còn mang tới nhiều vấn đề hơn nữa.

"Đốt trường" - cụm từ thường xuất hiện trong những câu nói đùa của học sinh và sinh viên mỗi khi cảm thấy chính mình đang bị bế tắc tại "ngôi nhà thứ hai" ấy. Và đó cũng là nguyên nhân khiến việc làm này trở nên được quan tâm hơn hết trong ngày hôm nay (4/1) với thông tin liên quan đến việc có sinh viên đe dọa đốt trường đại học.

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
"Đốt trường" - nỗi sợ "lý thuyết" biến thành "thực hành" xuất hiện trong hôm nay (Nguồn ảnh: SUMMIT)

Trường Đại học RMIT cơ sở Hà Nội cho sinh viên nghỉ đột xuất 2 ngày vì lo ngại vấn đề an ninh

Mới đây, trường Đại học RMIT cơ sở Hà Nội đã đột ngột đăng thông báo cho sinh viên nghỉ tiếp hai ngày 4-5/1 vì lo ngại vấn đề an ninh trong khuôn viên trường. 

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Thông báo mới nhất của Trường Đại học RMIT cơ sở Hà Nội (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình từ Facebook RMIT University Vietnam)

Nguyên văn thông báo như sau:

"Cơ sở Hà Nội sẽ đóng cửa vào thứ ba (tức ngày 4/1) và thứ Tư (tức ngày 5/1) vì lo ngại về vấn đề an ninh.

Mong các sinh viên và cán bộ tại cơ sở Hà Nội không đến trường mà hãy trở về nhà. Nếu mọi người đang ở trong khuôn viên trường thì hãy mau chóng rời khỏi các tòa nhà ngay lập tức.

Cảm ơn". 

Sinh viên RMIT được cho là có hành vi đe dọa đốt trường (Nguồn ảnh: Facebook Anh Thư Lê Vũ, Trang Minh, Ichinie kochinie seokjinie, Hihi)

Nguyên nhân được cho là do có sinh viên đe dọa đốt trường nếu trường không thực hiện trả học phí, học bổng và bằng tốt nghiệp. Hành động và lời nói của bạn trẻ này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía sinh viên và cộng đồng mạng.

Đốt trường - hành động bồng bột mang đến hậu quả khôn lường

Từ trước đến nay, nhiều bạn trẻ thường sử dụng cụm từ này với mục đích đùa giỡn. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu của việc "đưa lý thuyết vào thực tiễn" với hành động bồng bột, có phải đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề với cái nhìn đa chiều hơn?

Ở nước ngoài, việc đốt trường không phải là chưa từng xảy ra. Và chúng ta có những nguyên nhân tương tự nhau trong lối suy nghĩ dẫn tới hành động này.

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Có phải đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề với cái nhìn đa chiều hơn? (Nguồn ảnh: Kim Ryu)

Đốt trường không phải là việc làm đúng đắn để mang lại công lý 

Nhiều người cho rằng "đốt trường" là để "tìm lại chính nghĩa, công bằng" từ trường học và thầy cô, để giải tỏa những căng thẳng, áp lực và thách thức mà bản thân họ phải đối mặt trong quá trình học tập tại trường.

Chúng ta thường nói rằng cuộc sống không có điều gì dễ dàng cả. Thật vậy, chuyện học hành cũng không phải ngoại lệ. Trong những năm qua, mạng xã hội xuất hiện không ít những lời lẽ than thở về chuyện học tập, điểm số và cả "deadline". 

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Nhiều người cho rằng "đốt trường" là để giải tỏa những căng thẳng, áp lực và thách thức mà bản thân họ phải đối mặt trong quá trình học tập (Nguồn ảnh: Getty Images)

Tri thức cũng giống như biển cả, quá trình tiếp thu nó có thể nói rằng khó thì thật khó mà dễ thì cũng thật dễ. Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần có sự kiên trì, nghị lực và sức chịu đựng. Học tập không chỉ là quá trình chúng ta tiếp nhận kiến thức một chiều, mà còn là quá trình để chúng ta trau dồi bản thân, tìm cho mình hướng đi và cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề trong cuộc sống.

Và tất nhiên, đốt trường không phải là việc nên làm khi muốn giải quyết vấn đề hay muốn giải tỏa vấn đề. 

Bạn phá hủy nó không có nghĩa là nó sẽ biến mất mãi mãi

Trường học và các quy tắc trong trường học là những tồn tại gần như cố định, nghĩa là sẽ có thể có biến số, có thay đổi và cải cách nhưng khuôn mẫu chũng vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Và với học sinh, sinh viên - những người chỉ gắn bó với trường học trong khoảng thời gian vài năm học, việc tuân thủ các quy định đó dường như không khó khăn đến vậy. 

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Bạn phá hủy nó không có nghĩa là nó sẽ biến mất mãi mãi (Nguồn ảnh: deposit photos)

Tuy nhiên, nếu chỉ vì sự phản đối nhất thời mà thực hiện những hành động nông nổi thì cuối cùng, người trả giá vẫn chính là bạn, là cha mẹ bạn. Và liệu điều đó có hợp lý không khi mà bạn cố gắng phá hủy những thứ mà cuối cùng chính bạn và cha mẹ bạn là người phải đền bù? 

Đốt trường là một hành động thiếu chín chắn

Một hành động thiếu chín chắn mà có thể gây ra rắc rối cho tất cả mọi người - từ người gây hại, đến nhà trường, cha mẹ và cả các sinh viên khác. 

Chúng ta đã trải qua hai năm cùng Covid-19 và hầu hết chúng ta đều đã phần nào đó nhận thức được tầm quan trọng của cuộc sống, của người thân và những gì xung quanh mình và trở nên trân trọng mọi thứ bản thân có hơn bao giờ hết.

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Đốt trường là một hành động thiếu chín chắn (Nguồn ảnh: REFINERY29)

Có thể chúng ta không ngăn cản được biến số bất ngờ, chẳng hạn như virus Corona thể mới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách kìm nén tâm trạng và hành động của bản thân, để không phải hối hận về sau khi đã lỡ làm những chuyện không đáng có.

Thay vì hành động tiêu cực, sinh viên nên tìm kiếm những cách tốt hơn để thể hiện bản thân, đốt cháy trường học không giải quyết được vấn đề gì, mà thực tế, nó còn tạo ra nhiều vấn đề hơn. Có thể, bạn sẽ đạt được mục tiêu ngay trong khoảnh khắc đấy nhưng cuối cùng, bạn vẫn sẽ phải đối mặt với thực tế, sẽ phải đối mặt với nỗi sợ hãi của chính mình. 

Nhà trường và sinh viên nên có hướng giải quyết vấn đề trong hòa bình

Chúng ta đang sống trong thời đại mà người trẻ sẵn sàng lên tiếng, sẵn sàng thể hiện ý kiến và quan điểm của bản thân. Vì vậy, thiết nghĩ, các giảng viên, cán bộ cùng nhà trường cũng nên dành thời gian để lắng nghe những vấn đề của học sinh vì có thể chúng thực sự là vấn đề, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên.

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Chúng ta đang sống trong thời đại mà người trẻ sẵn sàng lên tiếng, sẵn sàng thể hiện ý kiến và quan điểm của bản thân (Nguồn ảnh: jivestar.co.kr)

Nhiều trường đại học hiện nay cung cấp cho sinh viên địa chỉ email hay hòm thư, thậm chí là có giảng viên hay cán bộ chuyên trách để sinh viên có thể phản hồi, bày tỏ ý kiến, thắc mắc trong quá trình học tập. Ngoài ra còn có cả những trang "confession" giấu tên giúp sinh viên dễ dàng nói ra tâm sự trong lòng hơn. Và những bất bình của sinh viên trên các kênh thông tin này hoàn có khả năng sẽ được phía nhà trường và các cơ quan giáo dục nghiêm túc xem xét.

Không chỉ vậy, sinh viên còn có thể tìm kiếm những cách thể hiện tốt hơn như tổ chức các cuộc đối thoại và thảo luận về các vấn đề của mình. Việc làm này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn mà còn giúp bố mẹ bạn bớt lo lắng và tiết kiệm tiền sửa chữa những thiệt hại mà bạn có thể gây ra. 

sinh vien rmit tuyen bo dot truong do khong phai la viec nen lam khi muon giai quyet van de - anh 0
Giao tiếp là một chìa khóa để giải quyết vấn đề, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những cách thức thảo luận hòa bình hơn (Nguồn ảnh: HYGGER)

Chúng ta nên hành xử khôn ngoan và nhìn vào sâu bên trong vấn đề hơn thay vì chỉ đánh giá sự việc từ vẻ bề ngoài. Người ta vẫn nói rằng tâm hồn là phần đen tối nhất của con người, ngay cả những tia nắng chói chang của mặt trời cũng không thể chạm tới. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc các vấn đề một cách khách quan, từ nhiều khía cạnh thay vì chỉ đổ lỗi cho đối phương khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Đại học RMIT Hà Nội phải đóng cửa khẩn cấp 2 ngày do sinh viên... dọa đốt trường!

"Cực phẩm" RMIT: Bên ngoài đẹp trai bên trong nhiều tiền?

Lúp Phương: Điển trai, học RMIT, làm Art Director, Hot Instagram... và sao nữa?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ