Sau 2 năm ảnh hưởng vì dịch bệnh, ngày 15/4, Sân khấu kịch Báo chí Nhân văn của khoa Báo chí Truyền thông đã "tái xuất" với vở kịch Trái Tim Hóa Thạch.
Trái Tim Hoá Thạch là vở kịch thứ tư mà CLB Sân khấu kịch Báo Chí có sự dành nhiều tâm huyết và có sự đầu tư lớn. Những vở kịch thành công trước đó có thể kể tên như Mắt Trời Soi Kiếp Rong Chơi, Cuối Trời Phiêu Lãng,...
Về vấn đề nội dung, vở Trái Tim Hoá Thạch mang màu sắc hoàn toàn khác biệt. Nếu như vở Mặt Trời Soi Kiếp Rong Chơi mang màu sắc dân gian, tươi sáng, hài hước là chủ yếu. Hay Cuối Trời Phiêu Lãng là lãng mạn, bay bổng, tình yêu... thì vở diễn lần này mang lại không khí tối tăm, ma mị, nhiều bí ẩn nhưng đi cùng với đó là cảm giác kịch tính.
Về vấn đề trang phục, các bạn sinh viên cũng có sự đầu tư, tìm tòi để làm sao phục trang thể hiện được tính cách của nhân vật và đặt nó trong bối cảnh thật vừa vặn cả về phần nhìn lẫn phần ý nghĩa. Đặc biệt là màu sắc hay kiểu dáng của bộ trang phục đó trên sân khấu phải thể hiện được cái hồn của câu chuyện.
Triết Lý - thành viên thế hệ F5 của Sân khấu kịch Báo chí cho biết thực tế là sân khấu kịch chuyên nghiệp còn khó khăn trong vấn đề tài chính thì kịch sinh viên sẽ càng khó khăn gấp nhiều lần.
Đình Khải (sinh viên năm nhất - thành viên thế hệ F7 của đội kịch) cho biết việc cảm thấy khá hào hứng và có chút lo lắng, hồi hộp. "Đây cũng là lần đầu mình được làm việc với các anh chị có kinh nghiệm nên thấy rất vui và học hỏi được nhiều kỹ năng. Mình đang rất trông chờ đến ngày vở kịch được công diễn, hy vọng tác phẩm lần này của Đội Kịch sẽ thành công tốt đẹp.
Một số hình ảnh hậu trường khác của Câu lạc bộ Sân khấu kịch Báo chí:
Là tình nguyện viên tham gia 2 đợt dịch đầu tiên và cuối cùng, giờ đây khi nhìn lại, Lê Thị Ngọc Diễm đã có những chia sẻ chân thành với một góc nhìn mới mẻ về trải nghiệm chống dịch của mình.
Từ tháng 5 năm ngoái đến nay gần 4.000 sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM dù đã tốt nghiệp nhưng vẫn chưa được cấp bằng do trường không có hiệu trưởng ký duyệt.