Hàn Quốc học nổi danh là ngành học có đầu vào khắt khe với thang điểm chuẩn gần như tuyệt đối tại một số trường Đại học. Vì sao ngành này lại hot như vậy?
Hàn Quốc học là gì?
Hiểu đơn giản, Hàn Quốc học là học mọi thứ về Hàn Quốc!
Cụ thể ngành học này sẽ giúp nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh bao gồm văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, ngôn ngữ, con người… nơi đây. Ngành Hàn Quốc học khá rộng và bao hàm cả ngôn ngữ Hàn Quốc. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được lĩnh hội những thông tin và kiến thức đặc sắc về xứ sở kim chi.
Top trường Đại học Đào tạo Hàn Quốc học
Hiện nay ở nước ta cũng có rất nhiều trường Đại học có ngành Hàn Quốc học với đội ngũ giáo viên có trình độ và trình độ giảng dạy cao. Nếu chưa biết học ngành Hàn Quốc học ở đâu thì bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm những ngôi trường sau:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM: Hiện nay, đây là một trong những đơn vị chức năng giảng dạy tốt nhất với chất lượng đào tạo và giảng dạy chuyên nghiệp bởi đội ngũ giáo viên có trình độ và trình độ cao đã tốt nghiệp từ những trường Đại học nổi tiếng ở Hàn Quốc.
Trường Đại học Huflit - TP.HCM: Sinh viên khi theo học ngôi trường này sẽ được giảng dạy chuyên nghiệp và bài bản tiếng Hàn và một ngôn từ thứ hai (Anh/Nhật/Trung).
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội: Đây là ngôi trường được nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo học bởi chất lượng huấn luyện và đào tạo chuyên biệt về ngoại ngữ. Đây là một trong những trường top đầu cả nước về giảng dạy, điều tra và nghiên cứu văn hóa truyền thống và ngôn từ Hàn Quốc tại nước ta.
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội: Tuy không có thế mạnh về giảng dạy ngôn từ nhưng trường lại có liên kết với một số ít trường Đại học ở Hàn Quốc. Chính vì thế, khi theo học ngôi trường này sinh viên có thời cơ theo học chương trình giảng dạy theo đúng tiêu chuẩn Hàn Quốc cũng như có thời cơ giành được những học bổng tại xứ sở kim chi.
Trường Đại học Hà Nội: Đây là trường đại học tiên phong đào tạo và giảng dạy cử nhân chuyên ngành Hàn Quốc học đạt tiêu chuẩn tại miền Bắc.
Sinh viên nói gì?
Đa số lý do ban đầu các bạn trẻ thường chọn học ngành này là vì:
- Yêu thời trang, ẩm thực, đất nước và con người Hàn Quốc.
- Muốn thử thách bản thân mở một ngôn ngữ mới.
- Cơ hội nghề nghiệp cao
- Tiếng Hàn thì dễ học so với người Việt...
Nhưng sự thật là...
"Lầm tưởng lớn nhất là 'học tiếng Hàn rất dễ'. Vì nhiều người cho rằng tiếng Hàn có âm tiết, cách đơn giản, thêm nữa tiếng Hàn cũng có từ Hán - Hàn như từ Hán - Việt nên việc học từ vựng sẽ vô cùng dễ dàng. Trải qua rồi mới biết, học một ngôn ngữ, đó là chuyện cả đời. Học rồi lại quên, có những kiến thức quá khó hiểu, có quá nhiều thứ để nhớ, những lúc tuyệt vọng vì cảm giác mình chẳng bằng ai, có khi mình đã cố gắng thật nhiều nhưng học mãi mà chẳng có kết quả...", bạn Nguyễn Thanh Tịnh (sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM chia sẻ.
"Lúc đầu mình tưởng là Hàn Quốc học chỉ học về tiếng thôi nhưng về sau thì mới biết là trong Hàn Quốc học còn học cả những kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử,... Nhưng không sao, sau khi trải qua cảm thấy ngành học này càng thú vị và thu hút mình hơn", bạn Kim Hồng (sinh viên năm 3 khoa Hàn Quốc học) tâm sự.
Thầy cô nói gì?
TS. Trần Thị Hường - Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, ULIS cho biết về quy trình đào tạo sinh viên chỉ học tiếng Hàn tập trung trong 2 năm đầu. Từ năm thứ 3 sinh viên sẽ được học các chuyên ngành đa dạng, phù hợp cùng các môn học, khoá học chỉ có ở bậc Đại học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về Văn hoá - Xã hội, bồi dưỡng những kỹ năng mềm, cần thiết để sinh viên có thể tự học và học lên cao hay tham gia vào thị trường lao động sau tốt nghiệp.
Cô cho biết: "Đôi khi sinh viên chính quy cũng lầm tưởng là học ngôn ngữ đơn giản chỉ là học tiếng Hàn đảm bảo giao tiếp được, hoặc chỉ cần đạt Chứng chỉ tiếng Hàn nào đó là đạt yêu cầu rồi.
Để giải đáp câu hỏi này trước hết các bạn nên tìm câu trả lời cho việc "Học Đại học dể làm gì? Học đại học khác học ở phổ thông và các chương trình khác như thế nào?". Nói một cách dễ hiểu, ngắn gọn là: học các kỹ năng nghe nói tiếng Hàn chỉ là một phần trong CTĐT bậc Đại học về ngôn ngữ Hàn hay Hàn Quốc học của các trường Đại học".
Cựu sinh viên nói gì?
Bạn Lê Nhung - cựu sinh viên khoa Hàn Quốc học của trường Đại học Ngoại Ngữ hiện đang làm giáo viên tiếng Hàn Quốc ở một trung tâm ngoại ngoại ngữ. Nhung cho biết so với các bạn học chuyên ngành Biên Phiên dịch, cô được học và tìm hiểu kỹ hơn về nhiều khía cạnh khác nhau của đất nước Hàn Quốc, từ lịch sử, văn hóa, cho đến kinh tế, chính trị…
"Việc học thêm nhiều khía cạnh khác nhau của đất nước Hàn Quốc là một lợi thế cực lớn hỗ trợ cho công việc sau này. Lấy ví dụ như hiện tại, mình đang làm giáo viên tiếng Hàn Quốc, những kiến thức mình đã học được sẽ giúp mình chia sẻ với học sinh nhiều hơn, thảo luận với mọi người về nhiều vấn đề hơn, và đồng thời cũng giúp ích cho việc đọc hiểu bài, tiếp thu bài của sinh viên.
Dĩ nhiên sẽ có những lúc học mình tự hỏi sao lại học môn này, sau này mình làm giáo viên thì có cần cái này đâu, nhưng sau khi đi làm, em mới cảm thấy việc được học những môn học đó là vô cùng cần thiết và hữu ích. Vì học ngôn ngữ, không chỉ là học tiếng, mà còn học về văn hóa, con người…của quốc gia đó", bạn Lê Nhung chia sẻ.
Ai phù hợp?
- Đam mê, yêu thích về mọi lĩnh vực của Hàn Quốc như ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc.
- Siêng năng, kiên trì.
- Chủ động, tích cực, nhanh nhẹn.
- Có trí nhớ tốt.
- Biết cách tự học tốt.
- Tự tin giao tiếp tốt.
Cơ hội việc làm?
TS. Trần Thị Hường - Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, ULIS cho biết: "Thực tế đã chứng minh sức hấp dẫn, cơ hội và tiềm năng của ngành tiếng Hàn ở Việt Nam. Tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay khi còn ngồi ghế nhà trường và khi tốt nghiệp luôn ở mức cao và rất cao so với ngành nghề khác. Nếu như tình hình giao lưu hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc còn phát triển như hiện nay thì ngành tiếng Hàn ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển".
Sinh viên có thể vận dụng kiến thức vào các công việc đa dạng tại công ty doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam, các cơ quan tổ chức chính phủ, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu... Nói chung là sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất liên quan đến các nhóm ngành nghề Biên phiên dịch tiếng Hàn, Hàn Quốc học, Sư phạm tiếng Hàn, tiếng Hàn định hướng kinh tế... để dễ dàng bước vào thị trường lao động hiện nay.
Mức lương như thế nào?
Sinh viên Hàn Quốc học sẽ có đa dạng ngành nghề để theo đuổi và mỗi công việc sẽ có mức lương trung bình khác nhau.
Với việc dạy tiếng Hàn, mức lương sẽ dao động từ 12 - 15 triệu/ tháng tuỳ thuộc vào thời lượng đứng lớp. Còn với biên phiên dịch viên, nếu cấp độ tiếng Hàn càng cao thì thể hiện khả năng sử dụng thông thạo ngôn ngữ của bạn càng được đánh giá cao. Bạn có thể đạt được mức thu nhập trung bình từ 15 triệu – 30 triệu/ tháng nếu bạn đạt được trình độ ở mức tiếng Hàn khá (tương đương với Topik 4).
Tóm lại: đây là ngành học đem lại cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú. Với chính sách "Phương Nam mới" của tổng thống Hàn Quốc (lấy Việt Nam làm trung tâm, đưa Hàn Quốc đến với các quốc gia Đông Nam Á), chọn ngành Hàn Quốc học chính là đã lựa chọn cho mình một tương lai đầy hứa hẹn.
Nguồn: TH&PL