Quán cơm 0 đồng của đôi vợ chồng hơn 70 tuổi: "Cực nhưng vui, không dám nghỉ vì mọi người cần mình"

"Cơm 0 đồng" của Ngoại My đơn sơ nhưng đầy ấp tình người vào những ngày Sài Gòn "bình thường mới".

Đoạn đường Nguyễn Văn Đậu đã trở nên nghĩa tình và ấm áp tình người trong những ngày bình thường mới tại ngôi nhà nhỏ số 207. Mọi thứ đã tất bật diễn ra từ tờ mờ sáng, tiếng dao trên thớt, tiếng gọi nhau và cả mùi đồ ăn đã thơm lừng từ trước cửa nhà. 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Quan cơm rau quả 0 đồng của ngoại My sau khi phát xong 100 phần cơm. 

Những ngày qua, căn nhà nhỏ với bảng hiệu "Cơm 0 đồng" lại rộn ràng hơn khi có sự ghé qua của các bạn tình nguyện viên, bộ đội hỗ trợ cùng ngoại My nấu cơm và phát cơm cho mọi người. Những vị khách đến và đi gửi lại bao gạo, chai nước tương, dầu ăn, vài kí rau cũng đủ thấy những yêu thương nhỏ nhưng đầy ý nghĩa với người Sài Gòn "những ngày bình thường mới". 

"Phải có tâm, phải yêu lắm công việc từ thiện mới làm được"

Công việc của ngoại My (70 tuổi) cùng chồng mình là ông Trần Văn Hồng (86 tuổi) nấu cơm chay 0 đồng để tặng bà con khó khăn suốt thời gian dịch bệnh vừa qua. Hơn 100 phần cơm chay đều đặn được xếp lên bàn mỗi ngày để mọi người đi ngang qua ghé lấy, vơi đi phần nào những lo toan khi khó khăn trong dịch vẫn bủa vây suốt nhiều tháng qua. 

Ngoại luôn thức dậy lúc 3h sáng để bắt đầu công việc chế biến và nấu những món chay để kịp đến giờ phát cơm. Việc nhiều nhưng lúc nào bà cũng thấy thoải mái, vui vẻ khi nhìn thấy những người lao động có được phần cơm, được bữa no. 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Ngoại My tận tình gửi cho từng hộp cơm, viên thuốc Bắc.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Ông Hồng luôn nhìn ra chiếc bàn đặt phía trước xem còn hay đã hết cơm.

Ngôi nhà nhỏ được thuê suốt ba năm qua vẫn luôn đầy ắp niềm vui, tiếng cười của chuyện tình "ông bà anh" cùng nhau nấu cơm 0 đồng. 9h sáng, những phần thức ăn đã được bà cẩn thận nấu chính, ông cũng đã ngồi sẵn để bỏ cơm vào hộp rồi đặt sẵn lên chiếc bàn nhôm đã được đặt ngay ngắn phía trước hiên nhà. 

Tiếng bà gọi ông "anh ơi, chuẩn bị cơm cho kịp để mấy cô chú đợi, nay mưa nữa tội lắm", ông và bà mấy ngày qua vui lắm khi cơm phát hết nhanh đến không ngờ. Từ những ngày nấu sợ ế, dần dà từ 100 phần đến 150 phần cũng không đủ phát. 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Những phần cơm được đặt sẵn để bà con lao động đến lấy mỗi buổi sáng.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Thức ăn được ngoại My cùng mọi người chuẩn bị đem cho. 

"Bà nhìn người ta khổ bà chịu không nỗi, ngày trước dịch bà cũng hay đi nấu cơm từ thiện cho bệnh viên, bà cho cơm, cho bánh mấy đứa sinh viên ở gần nhà. Nhưng mùa dịch, bán không được nữa định sẽ về quê để nghỉ dịch nhưng nhờ có người này người kia cho nên bà làm. Bà thấy, phải có tâm, phải yêu lắm thì mới gắn bó được với công việc từ thiện này" - Ngoại My vừa chiên tàu hủ vừa nhắn nhủ vài lời. 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Các bác đạp xe đều đặn ghé qua để lấy cơm về ăn.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Ai làm nghề gì, ở đâu cứ đến lấy là cho, 1 phần hay 5 phần cứ được ông bà kêu lấy thoải mái.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Niềm vui hiện rõ sau lớp khẩu trang của người đàn ông trung niên vì không còn phải lo trưa nay ăn gì, tiền đâu mua cơm.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Cơm được đặt sẵn tại bàn, mọi người cứ đến lấy đi và trao nhau nụ cười. 

Gắn bó với Sài Gòn suốt 3 năm qua, ngoại My từ quận Ô Môn, TP. Cần Thơ lên Sài Gòn để chữa bệnh. Nhưng được hỗ trợ, giúp đỡ của người dân thành phố, ngoại chọn ở lại cùng mảnh đất "hoa lệ", cả hai ông bà cùng nhau thuê mặt bằng để mở quán ăn chay, trước là phục vụ người có nhu cầu, sau là thấy ai nghèo khổ, ngoại tặng cơm miễn phí. 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Người đến lấy, người ghé qua cho bao gạo, mớ rau rộn ràng tại góc nhà nhỏ trên đường Nguyễn Văn Đậu.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Ông Hồng tỉ mỉ bỏ từng chiếc muỗng, đôi đũa vào phần cơm vì sợ thiếu "người ta không có gì để ăn".
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Các bạn tình nguyện viên hỗ trợ, phụ giúp ông bà phát cơm.

"Bà ngủ ngày có mấy tiếng à, nhưng khoẻ lắm, ông bà không có phải đi bệnh viện gì nhiều đâu, nào không làm mới mệt, dễ bệnh. Ông thì lặt rau, bà thì nấu rồi nêm nếm, hôm nào ông mệt thì ông nghỉ, hàng xóm cũng chạy qua phụ, mấy nay còn có mấy đứa nhỏ, mấy thầy ở chùa xuống phụ, việc cũng bớt cực hơn" - bà vừa cười vừa kể về công việc hằng ngày của mình.

"Không nghỉ được vì mọi người tin tưởng gửi nhờ, làm vì trách nhiệm nữa, bà vẫn sẽ làm"

Dù tuổi đã đến lúc được nghỉ ngơi, nhưng đôi "vợ chồng trẻ" này vẫn không cho phép bản thân được nghỉ tay. Làm công việc không tên, không có đủ giấc ngủ tròn 8h, thức khuya dậy sớm dậy sớm để chuẩn bị từng phần cơm. Nhưng ông Hồng và bà My lúc nào cũng vui vẻ, nồng hậu đón tiếp những người ghé qua nhận cơm. 

"Ông ngồi đây nè, nhìn thấy mọi người lấy cơm, có hôm nhìn mọi người đợi để có cơm, làm không kịp nhưng lòng vui lắm, hết cơm sớm là vui à. Những ngày qua, mọi người đăng gì trên mạng ấy, người ta đến cho đồ nhiều lắm, vừa vui vừa biết ơn" - ông Hồng tâm sự. 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Thiện Nhân phụ ông bà chia thức ăn vào từng phần cơm.

Cứ khoảng 10h, tại quán cơm của Ngoại My đã thấy bóng dáng cô bán ve chai, em bé nhỏ, chú xe ôm đã đứng sẵn để lấy phần cơm mang đi. Hai ba hôm nay, mọi thứ diễn ra tại ngôi nhà 207 này lại rộn ràng hơn khi có sự góp công của các bạn tình nguyện viên, bộ đội,...Mạnh thường quân cũng tấp nập ghé qua cho gạo, cho rau. Từ Bình Tân, Thủ Đức, có người còn đạp xe đạp giữa trưa nắng để ghé qua cho ông bà bó rau, vài ký gạo. 

"Cơm của bà nấu ngon lắm, ngày nào tôi cũng ghé qua lấy. Nhờ có cơm 0 đồng này mà tôi cũng không phải lo đói, tôi chạy xe ôm rồi chạy luôn qua đây xin một phần đem về" - Chú T cầm trên tay phần cơm rồi nói.

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Bộ đội cũng có mặt tại ngôi nhà 207 để giúp ông bà suốt những ngày qua.
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Các mạnh thường quân ghé qua cho gạo, hỏi thăm sức khoẻ ông bà
quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều, cùng bà tạo nên những bữa ăn "0 đồng" nhiều tình thương.

Mỗi người 1 phần, 2 phần có người còn đại diện đến lấy cho cả dãy trọ, hết mẻ cơm này đến mẻ cơm khác, lần lượt được phát đi, đến khoảng 11h trưa là hết sạch không còn phần nào. Câu chuyện này được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, những ngày gần đây cơm chay miễn phí của vợ chồng bà My hết từ sớm. Ông bà không còn phải ngồi mong từng người đến như trước, cơm canh cũng không lo bị nguội.

Những cô cậu tình nguyện viên đến giúp bà cũng hân hái làm việc, bảo rằng bà còn bán là phụ. Cậu bạn 10X Thiện Nhân bảo rằng: "Mình chỉ mới qua phụ hai ngày nay thôi, hôm nào có tiết học online thì mình ở nhà, nào không có việc thì mình chạy qua. Việc gì mình cũng làm, phụ được gì cho ông bà là mình phụ". 

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Từng phần cơm được gọn gàng xếp vào hộp, mỗi người mỗi việc để người dân đến lấy không phải chờ. 

Cũng giống như Nhân, My đã qua phụ ngoại My suốt mấy hôm nay, công việc cứ đều đặn diễn ra vào mỗi sáng, cô học trò lớp 11 ghé qua đón các anh bộ đội đi cùng để đến phụ ông bà sơ chế thực phẩm, phát cơm rồi dọn dẹp sau giờ. 

"Mình qua đây được mấy hôm nay, nhìn công việc của ông bà nhiều và cực lắm nên mình cũng muốn phụ giúp phần nào. Sáng mình thường qua lúc 8h, lặt rau rồi chia cơm theo phần, đặt cơm ra chỗ lấy cho người dân, dọn dẹp rồi về lại nhà để kịp học tiết buổi chiều" - My chia sẻ.

Các bạn tình nguyện viên hăng hái, tích cực phụ ông bà phát cơm.

Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người ngoại My cũng không cho phép mình được nghỉ bán. Những phần gạo, tiền được cho đã tiếp thêm cho bà động lực để nấu thêm những phần cơm 0 đồng, tiếp tục gắn bó với bếp lửa, đồ chay và mảnh đất Sài Gòn này. 

"Những ngày qua bà được mọi người cho nhiều, được mấy thầy cho, bà con cho, chú Quyền Linh cũng cho. Mọi người tin tưởng gửi bà nên bà vẫn sẽ tiếp tục làm, tiếp tục nấu cơm chay cho mọi người. Đây là trách nhiệm người ta gửi mình, mình chỉ là góp công thôi" - Ngoại My cho biết.

quan com 0 dong cua doi vo chong hon 70 tuoi cuc nhung vui khong dam nghi vi moi nguoi can minh - anh 0
Ngoại My luôn ân cần, hỏi thăm khi có ai ghé qua quán cơm của bà.

Bao người ở mảnh đất tạm bợ này đã phải chịu nhiều tổn thương, những ngày thất nghiệp vì dịch bệnh, đợi chờ khoản tiền trợ cấp, từng chấm đỏ đang khao khát mong được hỗ trợ. Sau tất cả mọi khó khăn, tình người vẫn là đều gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau, ngoại My sẽ bán được nhiều phần cơm, cuộc sống của mọi người dân sẽ sớm được trở về bình thường nhất. 

Kết thúc của một nhiệm vụ thiêng liêng là khởi đầu cho một Sài Gòn bình yên!

Những người miền Tây giúp đỡ nhau trên hành trình "hồi hương" bằng xe máy: "Thương bà con mình lắm!"

Quán quen Sài Gòn đóng cửa vĩnh viễn, chủ Sữa Tươi Mười: "Buồn lắm nhưng chẳng còn cách nào khác"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ