Bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC vừa bị bắt là người có danh tiếng lẫy lừng trong giới luật và thương nhân, được nhiều người ngưỡng mộ.
Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã điều tra về tội "Thao túng thị trường chứng khoán", theo Điều 211 Bộ luật Hình sự với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC. Đối tượng này bị khởi tố, khám xét nơi ở và bắt tạm giam.
Đến ngày 7/4, bà Hương Trần Kiều Dung - Phó Chủ tịch FLC cũng bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng với cáo buộc đồng phạm, giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết. Ngày 8/4, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Lệnh, Quyết định tố tụng đối với bà Kiều Dung.
Nội dung liên quan
Profile khủng, "nữ tướng" ngành Luật
Bà Hương Trần Kiều Dung sinh năm 1978, là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán BOS và quản lý một số công ty khác.
Như bao người con gái khác, bà Kiều Dung lớn lên trong sự chở che của người thân. Tốt nghiệp đại học, bà đã có ý định sớm lập gia đình. Tuy nhiên, nhờ lời dạy của bố: "Tình yêu sẽ tìm đến mình, còn sự học thì mình phải tìm đến nó", bà quyết định tạm gác việc lấy chồng lại và sang Pháp học Thạc sĩ.
Thời điểm đó, người yêu vẫn quyết định chờ bà. Và sau này họ đã đến được với nhau. Thời gian học lên Tiến sĩ, bà Dung đã có gia đình và sinh con nhỏ. Có lúc bà mệt mỏi, áp lực và ngỡ không thể vượt qua, nhưng nhờ ý chí và sự kiên trì được bố rèn luyện, sự động viên từ thầy cô, bà đã vẻ vang nhận tấm bằng tốt nghiệp.
Nội dung liên quan
Nữ Tiến sĩ Luật Quy hoạch - Xây dựng, Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp sau khi tốt nghiệp đã về nước. Năm 2008, bà làm luật sư – phụ trách pháp lý cho một tổ chức phi chính phủ của Pháp, sau đó được đề cử lên chức Giám đốc dự án. Con đường sự nghiệp của bà Dung phát triển vượt bậc từ đây.
Tính đến nay, bà Hương Trần Kiều Dung đã có khoảng 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam...
Với kiến thức về luật đã được học ở trường và các kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm ăn, bươn chải, bà Dung đạt được nhiều thành tựu đáng nể trong sự nghiệp. Trong ngành luật, bà được mệnh danh là "nữ tướng". Ở FLC, nơi tỏa sáng của Kiều Dung, bà được ca tụng là "người đàn bà thép" khiến bao người ngưỡng mộ.
Nội dung liên quan
Sự nghiệp "phi mã" của "người đàn bà thép"
Có thể nói, sự nghiệp của bà Hương Trần Kiều Dung ngày càng nở rộ, đường "phi mã" khiến ai cũng ước ao. Từ một vị trí nhỏ, người đàn bà này từng bước giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tập đoàn FCL - một trong những tập đoàn kinh doanh bất động sản "sừng sỏ" tại thị trường Việt Nam.
Trước khi về FLC, bà Dung đã giữ những vị trí quan trọng, cốt cán ở các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Bà từng đại diện cho nhiều tập đoàn kinh tế đa quốc gia tiến hành thủ tục triển khai các dự án đầu tư ở Việt Nam, đảm nhận nhiều chức vụ như: Trưởng ban Pháp chế Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinaroyal; Giám đốc Dự án Aid-coop (Tổ chức Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Gret - Cộng hòa Pháp); là thành viên Hội Luật gia về quy hoạch đô thị, xây dựng và bất động sản vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp…
"Nữ tướng" Luật bắt đầu làm việc tại FLC vào năm 2013 với vai trò là luật sư chính của Công ty Luật SMiC. Sau đó, bà được bổ nhiệm vào những vị trí quản lý cấp cao tại FLC. Giai đoạn năm 2015-2017, bà ngồi lên vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn FLC. Sau đó, "người đàn bà thép" của FLC tiếp tục thăng chức, lên làm Phó Chủ tịch tập đoàn này.
Nội dung liên quan
Dù sự nghiệp rực rỡ, bà Hương Trần Kiều Dung vẫn chăm lo cho gia đình. Với bà, người phụ nữ không nên bỏ qua các điểm mạnh của mình là khéo léo, dẻo dai, chân thành, chu đáo... không cần phải cố "nam tính", gồng mình cho giống lãnh đạo. Người phụ nữ được cho là "giỏi việc nước, đảm việc nhà" này từng khiến bao người ngưỡng mộ, noi gương.
Tuy nhiên, đến ngày 6/4/2022, bà Dung bị Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xử phạt 70 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bà là thành viên HĐQT của một công ty đại chúng đồng thời làm thành viên HĐQT tại 6 công ty khác. Điều này vi phạm Luật Chứng khoán theo quy định của Chính phủ (Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 71/2017 và Khoản 3 Điều 275 Nghị định số 155/2020).
Đến nay, bà bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội đồng phạm với ông Trịnh Văn Quyết. Hiện vụ việc vẫn tiếp tục được điều tra, xử lý.
Nguồn: TH&PL