Nhóm sinh viên thuộc ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa thử nghiệm thành công phần mềm chống gian lận thi cử.
Thông tin về phần mềm chống gian lận thi cử bằng trí tuệ nhân tạo của nhóm sinh viên từ đại học đã nhận về sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Đây được xem như một bước tiến mới cho việc vận dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào giáo dục, song vấn đề này đã khiến nhiều học sinh, sinh viên bàn tán xôn xao.
Nội dung liên quan
Theo đó, phần nềm này thuộc về nhóm sinh viên có tên Hugging Team, hiện đang là sinh viên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cụ thể, các bạn đã áp dụng mô hình AI vào việc phân tích hành vi con người thông qua nhận dạng FPS Video, từ đó tổng hợp để các mô hình có thể phân loại các đặc điểm chuyển động.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục của nhóm sinh viên đặt nền móng cho nhiều sự phát triển sau này trong các vấn đề liên quan. Hiện tại, mô hình đang trong giai đoạn thử nghiệm Alpha và đã được hiệu quả khá tốt.
Theo chia sẻ từ nhóm sinh viên, mô hình này đã được thực hiện khoảng 2 tháng và đang được thử nghiệm nên vẫn chưa được liên hệ áp dụng. Phần mềm được tạo để thi thử với lớp khoảng 30 người và ghi nhận được hiệu quả cao.
Thông tin trên nhanh chóng nhận về sự quan tâm lớn của nhiều cư dân mạng, đa phần đều tỏ ra bất ngờ trước công trình sáng tạo của nhóm sinh viên bởi công nghệ vô cùng có ích. Tuy nhiên, cũng có một số lại tỏ ra khá hoang mang bởi việc "quay cóp" sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, dù đảm bảo tính công bằng song lại khá áp lực.
Nhiều người cũng đã để lại lời chúc mừng đến phần mềm hiện đại của nhóm sinh viên:
-Cũng may là ra trường sớm, thi như vậy thì áp lực quá. Lỡ trục trặc lỗi kỹ thuật thì cũng tội cho mấy em.
-Công nhận mấy bạn trẻ ngày nay giỏi thật, mong phần mềm trở thành trợ thủ đắc lực cho giáo dục trong thời gian tới.
-Như vậy thì chỉ có cách tự chăm chỉ học tập thôi, nếu đã có đủ kiến thức thì sợ gì phần mềm chống gian lận.
-Còn trẻ mà tạo ra được cả phần mềm chống gian lận như thế này là quá tốt, mong phần mềm sớm hoàn thiện và được áp dụng vào thi cử.
Nguồn: TH&PL