Trước vấn đề làm từ thiện của Thủy Tiên, nhiều người ngoài cuộc đã thể hiện tiếng nói. Trong đó có PGS.TS Trịnh Hòa Bình và luật sư Giang Nguyễn.
Bòn rút tiền là chuyện bình thường
Cụ thể, PGS.TS Bình cho rằng không thể hy vọng có sự minh bạch 100% khi làm thiện nguyện. Ông còn cho rằng nếu Thủy Tiên có giữ riêng vài tỷ cũng là chuyện thường. Đây có thể xem là chi phí truyền thông cho đợt từ thiện.
Ông cho rằng các công trình lớn với giấy tờ đầy đủ vẫn có thể rút ruột. Vì vậy, nếu Thủy Tiên kêu gọi được 200 tỷ và chỉ đưa "từng ấy" số tiền đến tay người dân là một nỗ lực lớn.
Trích lời PGS.TS Trịnh Hòa Bình:
Cho nên nếu nói một cách công bằng dù Thủy Tiên có kêu gọi được 200 tỷ và chuyển đến tay người dân được từng ấy đã là nỗ lực rất lớn rồi. Giả dụ cô ấy chi phí hết dăm mười tỷ cũng chẳng phải điều gì quá đáng.
Hơn nữa, 5-10 tỷ thì cũng chỉ tương đương với chi phí dành cho truyền thông, quảng bá hình ảnh của dự án này, chương trình nọ mà thôi.
Ngoài ra, ông còn cho rằng việc một số nghệ sĩ làm từ thiện là một hình thức đánh bóng tên tuổi. Dù họ có tâm nhưng vẫn mang mục đích cá nhân nhiều hơn. Nếu không có mục đích quảng bá cá nhân, nghệ sĩ chụp ảnh, livestream để làm gì?
Nội dung liên quan
Không có chuyện bình thường khi ăn chặn tiền từ thiện
Trước ý kiến của PGS.TS Bình, luật sư Giang cho rằng ông đang cổ xúy cho vấn đề ăn chặn và tham nhũng. Anh cho rằng việc ăn chặn tiền của các mạnh thường quân là hình thức lừa gạt lòng tin. Nếu từ thiện theo cách giữ lại 10% - 20% xem như phí truyền thông như ông Bình nói, từ thiện sẽ trở thành hình thức kinh doanh.
"Kinh doanh từ thiện" là lợi dụng việc làm từ thiện để kiếm lợi ích vật chất cho bản thân. Việc đứng ra quyên góp tiền của thiên hạ rồi cắt bớt bỏ túi riêng một phần còn lại đem bố thí thì không còn là làm từ thiện nữa bác ạ. Đây phải gọi là dịch vụ chuyển phát từ thiện. - Luật sư Giang Nguyễn bày tỏ quan điểm.
Anh còn cho rằng ông Bình đang quy chiếu khái niệm từ thiện trong sạch với khái niệm "chi phí bôi trơn" một cách thản nhiên. Đây là suy nghĩ gây ảnh hưởng đến cả xã hội và những thế hệ về sau.
Nguồn: TH&PL