Với chiến thắng của CODA đã trở thành một "chiến tích" lịch sử dành cho người khiếm thính nói chung, diễn viên khiếm thính nói riêng.
Trong buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 94 tại Nhà hát Dolby, CODA (Giai Điệu Con Tim) đã thắng giải Phim hay nhất, đánh bại một loạt những đối thủ nặng ký như Belfast, Drive My Car và Power Of The Dog. Đây là chiến thắng lịch sử vẻ vang cho một bộ phim thử sức đưa văn hóa và nhân vật khiếm thính lên màn ảnh, trở thành trung tâm của câu chuyện.
Do Sian Heder viết kịch bản và đạo diễn, CODA lấy cảm hứng từ bộ phim của Pháp được phát hành vào năm 2014, La Famille Bélier. Ở phiên bản "remake" này, bộ phim tập trung vào nhân vật Ruby Rossi - thành viên duy nhất có thính giác trong một gia đình toàn bộ là người khiếm thính, và hành trình của Ruby Rossi khi cân bằng giữa nghĩa vụ chăm sóc gia đình và niềm đam mê âm nhạc đang cháy âm ỉ trong tim của cô.
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Here & Now, đạo diễn Sian Heder chia sẻ: "Được phân phối bởi nền tảng trực tuyến, đây cũng là giải thưởng Phim hay nhất đầu tiên dành cho một bộ phim thuộc dịch vụ phát hành trực tuyến.
CODA đã giành được ba trong số sáu đề cử, bao gồm: Phim hay nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất dành cho Troy Kotsur. Với việc giành được giải thưởng này, Troy Kotsur cùng Marlee Matlin là số ít diễn viên từng nhận được giải Oscar cho người khiếm thính về diễn xuất".
Các nền tảng phát hành trực tuyến đã tạo động lực cho những bộ phim màn ảnh nhỏ vươn tầm thế giới. Trước đó vào năm 2017, Manchester By The Sea nhận được đề cử đầu tiên cho phim phát hành nền tảng trực tuyến tại hạng mục Hình ảnh đẹp nhất.
Cùng với đó, do sự gia tăng COVID-19 trở thành "điều kiện cần" cho sự phát triển thịnh vượng của nền tảng phát hành trực tuyến. Điều đó được chứng minh khi tám trong số 10 đề cử được phát hành trực tuyến trước khi mang đến Oscar 2022.
Nguồn: TH&PL