Luôn trăn trở, tâm huyết với nghệ thuật tử tế, NSƯT Hữu Châu luôn truyền đến khán giả năng lượng tích cực thông qua các vai kịch, vai phim.
Từ vai diễn trong vở "Giáng Hương - Sân khấu về khuya" đến vai diễn trong vở "Ngôi nhà trong mây" (Sân khấu Thiên Đăng), anh cảm nhận về vai diễn của mình như thế nào?
Tôi cảm ơn Sân khấu Thiên Đăng, cảm ơn đạo diễn Thành Lộc đã cho tôi vai diễn ông Mạnh Hoài trong vở "Giáng Hương - Sân khấu về khuya" và cảm ơn đạo diễn Tuấn Khôi đã cho tôi vai ông Hoàng trong vở "Ngôi nhà trong mây" vừa diễn ra mắt khán giả suất đầu tiên vào tối 27-10. Hai vai diễn, 2 số phận khác nhau, đây là vai có thể giúp tôi lột tả được cái nghề của mình. Tôi rất hạnh phúc.
Cho đến thời điểm này, anh có hài lòng với những gì đạt được trong sự nghiệp nghệ thuật của mình?
Nếu nói hài lòng thì ngạo mạn lắm, vì nghề diễn thì bao la. Ngay cả bản thân tôi đi dạy học trò, có những điều hay ở các em tôi vẫn phải học. Tôi cảm thấy hài lòng là tôi đã đi đúng đường, làm đúng nghề và có thể dám đối diện với ông bà, cha mẹ và các cô chú trong gia đình mà không phải hổ thẹn.
Là con nhà nòi, anh đã làm gì để vượt qua những thử thách của nghề diễn viên? Cho đến thời điểm này, anh có cảm thấy mình đã thực hiện đúng di nguyện của gia tộc về nghệ thuật?
Mỗi lần gặp khó khăn, thử thách thì tôi lại vượt qua được là nhờ vào ý chí. Bởi, thứ nhất, tôi là người con lớn trong gia đình của cố nghệ sĩ Hữu Thình, tôi phải có trách nhiệm cao nhất để bảo đảm đời sống của gia đình; thứ hai, mỗi lần gặp chuyện không vui trong nghề, tôi nhìn vào tấm gương các cô chú trong nhà, nhất là má Ba Thanh Nga của tôi, bà nội tôi - bà Bầu Thơ của thương hiệu Thanh Minh, Thanh Nga - để tôi cố gắng vượt qua.
Bởi vì không có khó khăn, nỗi buồn nào đeo bám mình hoài, rồi niềm vui sẽ đến, cuộc sống mà phải gặp thử thách, chông gai thì mới trưởng thành được. Và cho đến thời điểm này đối với nghề của gia tộc, tôi rất hãnh diện, cảm thấy mình đã không làm điều gì xấu hổ.
Bởi vì không có khó khăn, nỗi buồn nào đeo bám mình hoài, rồi niềm vui sẽ đến, cuộc sống mà phải gặp thử thách, chông gai thì mới trưởng thành được. Và cho đến thời điểm này đối với nghề của gia tộc, tôi rất hãnh diện, cảm thấy mình đã không làm điều gì xấu hổ.
Từ một diễn viên làm công tác đạo diễn, nhiều vở anh dàn dựng, anh đã học được thêm điều gì về thủ pháp theo đúng phong cách của Hữu Châu?
Điều này thuộc về may mắn, vì hồi học ở Trường Nghệ thuật Sân khấu II, tôi học trung cấp diễn viên, không học đạo diễn. Lúc đó có một lớp song hành với chúng tôi là có các anh chị học đạo diễn sân khấu, cả 2 lớp đều do thầy NSƯT Đoàn Bá dạy, nhờ siêng năng và ham học, tôi luôn được các anh chị học đạo diễn chọn đóng các tiểu phẩm, trích đoạn, vở diễn để trả bài cho thầy.
Thế là tôi được ngồi nghe thầy nhận xét về công tác đạo diễn, từ đó tôi học lóm và bây giờ tôi đem ra áp dụng, có vài vở diễn do tôi đạo diễn được trao Giải Mai Vàng, Giải Cù nèo vàng. Nói thủ pháp hay phong cách dàn dựng thì hơi lớn, tôi chỉ nói mình làm theo cảm xúc của mình và sự hiểu biết học từ thầy cô và bạn bè. Tôi làm bằng tất cả những gì mình cảm nhận được.
Thế là tôi được ngồi nghe thầy nhận xét về công tác đạo diễn, từ đó tôi học lóm và bây giờ tôi đem ra áp dụng, có vài vở diễn do tôi đạo diễn được trao Giải Mai Vàng, Giải Cù nèo vàng. Nói thủ pháp hay phong cách dàn dựng thì hơi lớn, tôi chỉ nói mình làm theo cảm xúc của mình và sự hiểu biết học từ thầy cô và bạn bè. Tôi làm bằng tất cả những gì mình cảm nhận được.
Chính thức truyền nghề và trở thành người thầy "mát tay", dìu dắt nhiều gương mặt diễn viên trẻ từ kịch đến phim vào nghề và được khán giả đón nhận, anh nghĩ gì về con đường này?
Nói về đi dạy, tôi phải cảm ơn 2 người bạn: đó là Minh Nhí rủ tôi đi dạy đầu tiên, sau đó là Hồng Vân. Tôi dạy chuyên về môn "Tiếng nói sân khấu" và khi đó, tôi nghiên cứu cách dạy của mình. Được làm nghề giảng dạy tôi vui lắm, yêu đời hơn vì học được cái thanh xuân của học trò. Dạy học là một cái duyên và là một trong những công việc tôi yêu thích nhất.
Hiện nay anh trăn trở điều gì nhất về diện mạo sân khấu kịch nói của TP.HCM?
Sân khấu "rần rần" trở lại là tôi thấy mừng. Ở cái tuổi này rồi, tôi thấy sàn diễn nào đông khán giả thì mình cũng vui lây, bởi vì mọi người đều là bạn bè đồng nghiệp, đàn em. Đây là tín hiệu vui cho sân khấu TP.HCM. Nếu nói về trăn trở thì tôi chỉ nói với các bạn trẻ, khi nhận vở diễn thì dành thời gian tập cho đàng hoàng, vì khán giả xem kịch bây giờ thông minh lắm, họ có những phân tích mà bản thân người làm nghề chuyên nghiệp còn bất ngờ vì sự phân tích quá kỹ, quá hay.
Anh có kế hoạch dàn dựng vở nào đáng chú ý trong thời gian tới không?
Ngoài việc tham gia đóng phim vào cuối năm, ngày 29/10 tôi sẽ lên sàn dàn dựng một kịch bản mới với vai trò đạo diễn, đó là vở "Duyên thề" - tác giả là nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc, cảm tác từ tác phẩm văn học của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Vở diễn này sẽ ra mắt trên Sân khấu Thiên Đăng.
Một điều hơi tế nhị tôi không đề cập đến cá nhân nào hết, chỉ muốn yêu cầu có thể nào bớt diễn vai giả gái được không, bởi vì diễn viên nữ còn quá nhiều. Tôi xin lỗi trước, đừng vì điều này mà hiểu lầm, tôi không đả kích ai, nhưng đó là điều tôi mong mỏi.
Một điều hơi tế nhị tôi không đề cập đến cá nhân nào hết, chỉ muốn yêu cầu có thể nào bớt diễn vai giả gái được không, bởi vì diễn viên nữ còn quá nhiều. Tôi xin lỗi trước, đừng vì điều này mà hiểu lầm, tôi không đả kích ai, nhưng đó là điều tôi mong mỏi.
Nội dung liên quan
()
Nguồn: NLĐ