Không chỉ từ cuộc hôn nhân của Miko thì ta mới nhận thấy sự khắt khe của Hoàng gia, trên thế giới vẫn còn nhiều những quy luật khác nhau buộc tầng lớp này phải tuân theo.
Hoàng gia luôn được nhiều người biết đến bởi vô số những quy tắc được đặt ra buộc con người phải tuân theo. So với những điều chúng ta thấy trên truyền thông thì đó cũng chỉ là những số ít trong các quy tắc nơi đây. Với vấn đề hôn nhân thì các hoàng gia càng trở nên gay gắt hơn trong việc phải cưới một người có cùng đẳng cấp.
Việc chung sống với một thường dân từ lâu trong định kiến trở thành một điều rất khó để chấp nhận được, thậm chí nếu kết hôn phải chấp nhận từ bỏ Hoàng gia. Song đó thì cũng có rất nhiều những tình yêu đẹp bất chấp luật lệ hay sự đấu tranh không ngừng nghĩ của những đứa con Hoàng gia nhằm hướng đến sự thay đổi tích cực hơn.
Nội dung liên quan
Hoàng gia Anh
Theo trang History dẫn tin thì Hoàng gia Anh có thể kết hôn với thường dân bắt đầu vào thế kỷ 15. Lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp về các cuộc hôn nhân của các Hoàng gia cùng dân thường, như vào năm 1464 thì Vua Edward IV cũng đã bí mật kết hôn với thường dân Elizabeth Woodville là một góa phụ, sau đó Vua James II cũng đã kết hôn với một thường dân Anne Hyde.
Khoảng thời gian sau này cũng đã ghi nhận nhiều sự thay đổi, cụ thể thì đạo luật Hôn nhân Hoàng gia năm 1772 được thông qua để chấp nhận cuộc hôn nhân của Hoàng tử Henry với thường dân.
Trong những năm sau này cũng đã có những trường hợp tương tự, ví như cả hai người con của Thái tử Charles và Công nương Diana đều được phép kết hôn với thường dân: Hoàng tử William kết hôn với Kate Middleton vào năm 2011 và em trai của William, Harry đã kết hôn với nữ diễn viên người Mỹ Meghan Markle vào năm 2018.
Hoàng gia Nhật Bản
Công chúa Mako buộc rời địa vị hoàng tộc khi chấp nhận kết hôn với một thường dân, sau hơn ba năm trì hoãn đám cưới. Thông tin đã thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, nhiều người thậm chí còn biểu tình phản đối hành vi, số khác bày tỏ sự đồng cảm trước những áp lực gánh trên vai cựu công chúa của Nhật Bản.
Trước những nghi ngờ về thừa kế, Mako từ chối khoản tiền hồi môn hơn 1,3 triệu USD dành cho các nữ Hoàng gia khi kết hôn với thường dân để duy trì phẩm giá.
Theo Kyodo, hoàng thất Nhật Bản bị thu nhỏ sau khi Luật Hoàng gia năm 1947 quy định quyền thừa kế chỉ dành cho nam giới, theo họ cha. Các quy định Hoàng gia hiện hành cũng yêu cầu phụ nữ hoàng tộc buộc phải từ bỏ địa vị khi kết hôn với thường dân, khiến hoàng thất ngày càng bị thu nhỏ lại. Song đó họ luôn đề cao việc nam giới nối dõi nên rất lo lắng việc cho phép phụ nữ được giữ lại địa vị Hoàng gia, họ lo ngại vấn đề sẽ đặt ra khả năng một nữ giới trở thành người nắm quyền cao nhất.
Hoàng gia Na Uy
Khác với nhiều Hoàng gia các nước khác thì câu chuyện về hôn nhân tại Na Uy có phần dễ dàng hơn, không có quá nhiều những quy định quá khắt khe, cụ thể hiện tại thì những người thuộc tầng lớp này không phải tất cả đều có xuất thân từ Hoàng gia.
Vua Harald gặp Nữ hoàng Sonja khi bà là một thường dân vào những năm 60 và bí mật hẹn hò, kiên quyết đến với nhau bất chấp quy định, cặp đôi hạnh phúc kết hôn ở Oslo năm 1968 và đã chấm dứt một số những luật lệ bằng một tình yêu đẹp.
Câu chuyện về một Thái tử Haakon Magnus là một kẻ nổi loạn cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người, giống như vua Harald thì cũng đã yêu một thường dân và gạt bỏ các quy định hoàng gia. Haakon đã gặp Mette-Marit tại một lễ hội âm nhạc vào năm 1996, đó là một cô gái bỏ học đại học và là một mẹ đơn thân, cả hai đã kết hôn vào năm 2001 với sự chúc phúc của cha mình, họ cũng đã có với nhau hai người con.
Hoàng gia Tây Ban Nha
Vào năm 2003, Hoàng gia tại nước này cũng từng rúng động với thông tin Hoàng tử nước họ tuyên bố sẽ kết hôn với Letizia, cũng là một thường dân bình thường, thậm chí cô cũng từng đã trải qua một cuộc hôn nhân trước đó. Vào thời điểm này thì luật lệ vẫn chưa thể nào chấp nhận một người không mang dòng máu Hoàng gia "chen chân" vào cuộc sống của họ, chính vì lẽ đó mà đám cưới đã không được diễn ra.
May mắn ngay sau đó bằng sự ủng hộ và đấu tranh, cuộc hôn nhân này cũng đã chính thức được tiến hành. Từ đây mà cũng đã dẫn đến nhiều sự thay đổi thoáng hơn trong các quy tắc về Hoàng gia, khi vốn xuất thân từ một thường dân thì vào năm 2014 Letizia cũng đã chính thức trở thành Hoàng hậu Tây Ban Nha khi cha chồng thoái vị, trở thành người Hoàng hậu đầu tiên của nước này là thường dân.
Hoàng gia Thái Lan
Có thể nhìn nhận Hoàng gia tại đất nước này có lịch sử hình thành khá lâu đời với những biến cố đầy đặc biệt gây ra rất nhiều những tranh cãi trong dư luận. Những điều này lại đến từ việc những vị Hoàng gia kết hôn với thường dân, đây được xem như những cạm bẫy từ chính những điều đẹp đẽ nếu bước vào cuộc sống Hoàng tộc tại quốc gia này, bên cạnh những đặc ân vô cùng "tráng lệ" là những khó khăn, thậm chí là bất công trong những cuộc hôn nhân.
Người sáng lập The Royal Watcher từng nhận định: "Hoàng gia là một thiết chế kỳ lạ trong hàng nghìn năm qua, với những áp lực và trách nhiệm độc nhất, vì thế mãi tới gần đây họ vẫn chỉ kết hôn trong giới của mình. Trong những năm qua, ngày càng có nhiều thường dân kết hôn với thành viên hoàng tộc, họ bị buộc phải gánh lấy những áp lực mà bản thân chưa từng trải nghiệm, và gặp khó khăn khi phải thích ứng".
Nguồn: TH&PL