Những người trẻ độ tuổi ngoài 20: Ngày càng thích tận hưởng không gian một mình

Khi xu hướng tận hưởng cuộc sống của riêng mình thay vì hòa hợp với người khác ngày càng phổ biến thì các kiểu "không gian riêng" như ăn cơm một mình, uống rượu một mình, xem phim một mình, mua sắm một mình… cũng ngày càng gia tăng.

"Những ngày thường đi làm đã đủ mệt mỏi lắm rồi nên cuối tuần tôi thích ở một mình. Gặp gỡ người khác vừa mệt mỏi lại vừa tốn tiền nên tôi thấy khá áp lực".

Anh A (28 tuổi, nhân viên văn phòng), cũng có chia sẻ tương tự: ''Vào cuối tuần không phải đi làm, tôi thường ở nhà chơi game và xem phim".

Kết quả điều tra cho thấy gần đây, số lượng người trẻ ở độ tuổi 20 - 30 tận hưởng thời gian rảnh một mình đang ngày một tăng lên. 

Anh B (27 tuổi, nhân viên văn phòng) nói rằng anh ấy không đi đến phòng gym mà chỉ ở nhà xem các video vận động trên mạng và tập giãn cơ. Anh B nhấn mạnh: "Hằng ngày, tôi phải để ý đến ánh mắt người khác rất nhiều nên khi tận hưởng thời gian rảnh, tôi không muốn mình phải bận tâm đến người khác nữa".

nhung nguoi tre do tuoi ngoai 20 ngay cang thich tan huong khong gian mot minh - anh 0

Theo một cuộc khảo sát, số lượng người trẻ đi ăn một mình cũng ngày càng nhiều. Viện nghiên cứu giải thích rằng “Trước đây, để có thể tạo dựng mối quan hệ thân thiết, chúng ta thường gặp nhau và dành cả thời gian hằng ngày cho nhau, nhưng thế hệ lứa tuổi 20-30 bây giờ không còn như vậy nữa”. 

Về việc dành thời gian ở một mình, họ nói rằng vì họ muốn theo đuổi một mối quan hệ có mục đích hơn là giao lưu đơn giản trong mối quan hệ với người khác.

Chị C (27 tuổi, nhân viên văn phòng) tự cho mình là người thích ở một mình và tự gọi bản thân là ''trạch nữ'' - tức người con gái hay ở nhà, ít đi ra ngoài. Chị thấy vui ngay cả khi chỉ nằm ở nhà cùng cún cưng của mình. Chị C nói: "Tôi thà dành thời gian ở nhà xem phim còn hơn là gặp gỡ mọi người''.

Chị D (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết: "Nếu trước đây, người ta thường có cái nhìn không mấy thiện cảm về những người đi ăn, đi uống một mình thì giờ đây, những suy nghĩ đó đã biến mất đi rất nhiều rồi. Thật thích khi giờ người ta còn chuẩn bị cả bàn ghế dành cho những người đi ăn uống một mình''

nhung nguoi tre do tuoi ngoai 20 ngay cang thich tan huong khong gian mot minh - anh 0
Bàn ghế dành cho người đi ăn uống một mình

Chị D chia sẻ thêm: "Đặc biệt là vào những ngày thường thật không thoải mái khi phải cố ăn những món mình không thích cùng những người trong công ty. Nên thời gian ăn uống thoải mái một mình là thời gian yêu thích nhất trong tuần của tôi''.

Các chuyên gia phân tích rằng môi trường mà những người ở độ tuổi 20 - 30 lớn lên có thể có ảnh hưởng đến văn hóa tận hưởng thời gian rảnh một mình tại nhà mà không kết giao với những người khác của họ.

Ông Kwak Geum Joo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, giải thích: "Thế hệ có độ tuổi 20 - 30 bây giờ đã lớn lên trong một môi trường gia đình không có nhiều anh chị em. Bên cạnh đó, vì họ đã lớn lên trong xã hội cạnh tranh trong suốt thời thơ ấu nên đã không có cơ hội được học hỏi văn hóa hợp tác với người khác. Xu hướng lấy thế hệ này làm trọng tâm để giảm bớt gánh nặng về việc thiết lập các mối quan hệ và hợp tác với người khác đang ngày càng mở rộng. Ông nói thêm "Cùng với đó, hoạt động tiếp thị của các công ty hướng đến những người ở độ tuổi 20 - 30 khiến họ cảm thấy thoải mái khi sống một mình. Nhờ các chiến dịch tiếp thị phù hợp này mà cuộc sống một mình cũng dần phong phú thêm''.

nhung nguoi tre do tuoi ngoai 20 ngay cang thich tan huong khong gian mot minh - anh 0
Thà dành thời gian ở nhà xem phim còn hơn đi ra ngoài gặp gỡ người khác

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về lối sống cân bằng, họ cho rằng văn hóa này có cả những mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Giáo sư Kwak lo ngại "Có thể thấy mặt tích cực là chúng ta không cần tiêu tốn năng lượng và tiền bạc không cần thiết để xây dựng các mối quan hệ với người khác nhưng văn hóa sống một mình có thể khiến cho thế hệ những người 20 - 30 tuổi ngày càng ràng buộc bản thân ở trong nhà''.

Ông nói: "Phải tìm ra sự cân bằng giữa việc sống một mình và sống cùng mọi người. Ngay cả khi bạn không thoải mái, bạn cũng cần nỗ lực chẳng hạn như đặt ra quy tắc của riêng mình và nói ‘Tôi thích ăn một mình nhưng tôi sẽ tham gia vào tiệc liên hoan của công ty''.

Một chuyên gia khác nhấn mạnh rằng sự hiểu biết giữa các thế hệ là cần thiết vì hiện tượng này liên quan đến vị trí xã hội của những những người ở độ tuổi 20 - 30.

nhung nguoi tre do tuoi ngoai 20 ngay cang thich tan huong khong gian mot minh - anh 0

Ông Lee Dong Gwi, giáo sư tại Khoa tâm lý của Đại học Yonsei, cho biết "Các thế hệ những người 20~30 tuổi là thế hệ hạn chế xây dựng các mối quan hệ. đang ăn kiêng theo mạng. Những người không dư dả về tài chính này có thể giảm được chi phí phát sinh không cần thiết trong việc tạo dựng các mối quan hệ. Do đó, có thể thấy mặt tích cực là họ vừa không phải chịu mệt mỏi từ các mối quan hệ cá nhân lại vừa có thể giảm chi tiêu". Tuy nhiên, ông lo ngại "Do các thế hệ cũ không hiểu được những đặc điểm này của thế hệ những người 20 - 30 tuổi nên có thể phát sinh vấn đề trong giao tiếp''.

Giáo sư Lee cho biết thêm: "Thật khó để coi một mối quan hệ được thiết lập trên không gian ảo là mối quan hệ sâu sắc. Điều quan trọng là cần phải suy trì sự cân bằng giữa cuộc sống trên không gian ảo và cuộc sống ngoài đời thật". 

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ