Những lý do khiến Gen Z không thích mua sắm offline

Tại sao Gen Z lại không mua sắm offline? Thỉnh thoảng tôi lại có suy nghĩ đó. Tại sao thế hệ chúng ta lại chỉ mua sắm online thay vì đến trực tiếp cửa hàng trải nghiệm?

Mặc dù có sự khác nhau trong thói quen mua sắm ở nam nữ độ tuổi 20, nhưng nhìn chung xung quanh tôi, cả nam lẫn nữ đều mua hàng qua mạng. Tôi cũng nằm trong số đó. Hồi trung học, chỉ có đặt mua giấy kiểm tra hoặc sách trên Internet thôi, nhưng khi lên đại học, tất cả mọi thứ đều được đặt qua mạng bằng smartphone.

Một cách tự nhiên, mọi người gửi Kakao Gifticons, lướt xem Naver Smart Store, lượn sang Tumble Buck hay Wadiz rồi thỉnh thoảng nhấn ''chốt đơn" những món lọt vào tầm mắt. Tuy nhiên, kì lạ là mọi người không mua đồ bên ngoài nhưng lại dễ dàng mua sắm trên mạng. Trái lại, khi bước vào một cửa hàng ''fancy", người ta chỉ xem loanh quanh, cầm lên xem rồi lại bỏ xuống chứ không mua. Cảm giác cái gọi là "tỉ lệ chuyển đổi" đang dần trở nên thấp hơn. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Mặc dù có sự khác nhau trong thói quen mua sắm nhưng nhìn chung hiện nay ai cũng có thói quen mua hàng qua mạng

Tôi nghe được câu này trong lần gặp gỡ gần đây với tiền bối "S'', người nhạy cảm với các xu hướng thế giới hơn bất kì ai. "Không gian offline cậu đến gần đây nhất ngoài quán ăn với cửa hàng tiện lợi là gì vậy? Cậu đã mua gì ở đó? Trước đó cậu đi đâu? Chắc là cậu không nhớ rồi''. 

Nghĩ kĩ lại thì tôi thật sự không nhớ, quả là điều bí ẩn. Tại sao chứ? Rõ ràng là mình đã đi rất nhiều chỗ hay ho mà. Để giải mã điều này, tôi đã trò chuyện với các bạn ở SRC (Hội Bất động sản ĐH Quốc gia Seoul). Ở SRC có những người thế hệ MZ rất xuất sắc và am tường về lĩnh vực mua sắm, một trong số đó là Sung Hyun-ji (25 tuổi, khoa Chính trị Ngoại giao) đã chia sẻ đôi nét về chủ đề này. Sau đây là đoạn tin nhắn đơn giản chúng tôi đã trao đổi qua KakaoTalk. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Tất cả mọi thừ đều có thể mua được trên "cửa hàng Smartphone" 

Nếu cậu hỏi tôi tại sao lại không mua sắm offline, tôi muốn trả lời như này. Lấy quần áo làm ví dụ nhé. 

Thứ nhất, ngoài quần với giày thì các sản phẩm on/offline đều giống nhau. Hầu hết những thứ tôi mua qua mạng đều có sẵn ngoài cửa hàng. Tuy nhiên, thật khó để xem qua hết những thứ mình thích chỉ trong một lượt mua sắm offline. Mặt khác, mua sắm online thì lại rất dễ dàng nắm bắt. Giao diện đẹp nên mua sắm rất thoải mái và tiện lợi. 

Thứ hai, cảm giác nhìn những người mẫu đẹp diện đồ lên người tốt hơn nhiều so với nhìn quần áo treo trên móc. Nếu xem cái gọi là "hình ảnh kiểm chứng'' của những người mẫu online thì tự nhiên sẽ cảm thấy vui vẻ hài lòng hơn. Cảm giác ồ nếu mình mua bộ này thì mặc lên sẽ được như người mẫu này nhỉ. 

Thứ ba, hàng online giá rẻ hơn. Thêm vào đó, từ việc đi mua sắm đến tất cả quá trình tìm hiểu và ''chốt đơn'' đều tiện lợi hơn nhiều. Tôi nghĩ đây chính là yếu tố lớn nhất. Quá trình đi tới đi lui cửa hàng offline xem từng cái một thật sự quá mệt mỏi. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Mua sắm online giúp chúng ta dễ dàng xem hàng và "chốt đơn" một cách tiện lợi

Thứ tư, với cùng một sản phẩm thì chúng ta có thể dùng mã giảm giá khi mua online và tìm ra sản phẩm có giá thấp nhất. 

Thứ năm, có thể dễ dàng kiểm tra những xu hướng hiện hành dễ hơn nếu mua online. Cảm giác như đang xem lookbook vậy. 

Cuối cùng, có thể dễ dàng kiểm tra review trên mạng. Những sản phẩm có nhiều đánh giá thì đảm bảo độ tin cậy hơn. Mua offline, chúng ta phải dựa theo những gợi ý của nhân viên cửa hàng, nhưng trên mạng thì có hàng nghìn review. Nếu bạn tin và mua theo những lời review, tỉ lệ mua sắm thất bại sẽ thấp hơn nhiều. 

Chỉ với những lí do này thôi cũng có thể lí giải được tại sao mua sắm online lại thoải mái hơn offline. Nhưng đặc biệt trong trường hợp của tôi là khi dùng smartphone trong giờ nghỉ, theo thói quen thì nhiều lúc tôi sẽ lại lướt xem những trang mua sắm. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Mọi cuộc giao dịch đều được thực hiện thông qua màn hình máy tính hay smartphone trong thời đại mua sắm online lên ngôi

Đương nhiên là có lúc thật sự cần tìm mua món gì đó, nhưng trong lúc lướt web thì lại cảm thấy muốn phát sinh mua thêm mấy món nữa. Và nếu tìm kiếm với từ khoá, thuật toán sẽ cho chạy quảng cáo các sản phẩm liên quan, khiến chúng ta dễ dàng "mở ví' hơn nhiều. Một điểm mạnh nữa là với mua sắm online thì phạm vi tìm kiếm rộng áp đảo. Đi xem 2-3 cửa hàng offline là đã thấy mệt mỏi rồi trong khi có hàng chục trang mua sắm trực tuyến rất thú vị. Đó là lí do khiến tôi cảm thấy mình tiêu dùng hợp lí hơn nhiều. 

Những thứ khác ngoài quần áo cũng vậy. Đối với thực phẩm thì có những ứng dụng như "Market Kurly'' cũng tiện hơn và lại còn có thể xem qua những sản phẩm khác. Xem review cũng hay và đáng tin cậy. Và cứ thế, nhìn vào smartphone là lại dễ dàng nhìn thấy nên có lẽ trong tương lai, tôi vẫn sẽ tạm thời mua sắm online. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Ứng dụng mua bán thực phẩm Market Kurly nổi tiếng tại Hàn với sự tiện lợi và giao diện đẹp mắt

Kết thúc cuộc trò chuyện và tôi đã phải gật đầu. Tóm lại, đối với sinh viên nữ ở độ tuổi 20 thích mua sắm, trải nghiệm mua sắm offline so với tính tích cực thì lại gắn với cảm giác mệt mỏi và bất tiện nhiều hơn. Trong trường hợp này, "sự tiện lợi" của mua sắm offline có thể được thay thế một cách đầy đủ bởi mua sắm online. 

Mặt khác, có những thứ mà offline khó theo được như độ tin cậy của review, sự tiện lợi, ''hình ảnh kiểm chứng'' cũng như những chia sẻ qua SNS mà mua sắm online mang lại. Hơn hết, mua sắm trong một quãng thời gian ngắn bằng cách chỉ cần lướt smartphone là một trải nghiệm vượt không gian và thời gian, thật khó để nói rằng offline có thể thay thế được điều này. 

Tuy nhiên nếu nghĩ lại, thậm chí nếu mua sắm chủ yếu qua mạng vì sự tiện lợi thì chúng ta vẫn cần không gian offline cho các buổi hẹn hò, giải trí, gặp gỡ bạn bè, và những không gian fancy luôn được ưa chuộng để đáp ứng những nhu cầu này. Ở những nơi như thế này, dù lượng tiêu thụ chủ yếu tập trung vào đồ ăn và thức uống nhưng mọi người vẫn sẽ chú ý đến quần áo và phụ kiện. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Không gian mua sắm offline vẫn luôn phù hợp với những cuộc hẹn hò, gặp gỡ bạn bè

Nếu vậy thì cuối cùng, không phải chúng ta nên phát triển khu vực offline thành không gian cung cấp điều gì đó mới mẻ chứ không phải là tự hào vì nó hơn tiện hơn online hay "ít mệt mỏi'', ''ít bất tiện'' nhất có thể sao? Đó có thể là nơi trải nghiệm, nơi họp mặt bạn bè hay khu chụp ảnh Instagram gì đó. 

Nếu nói một chút về tôi (một chàng trai độ tuổi 20, mua sắm rất nhiều nhưng lại không nhạy lắm ở một số vấn đề), showrooming hay reverse showrooming đều tốt cả, nhưng chỉ cần có không gian thoải mái khi bước vào hơn bây giờ thì đây sẽ là địa điểm mua sắm vui vẻ và đáng nhớ. 

Một số cửa hàng flagship nhìn bên ngoài rất đẹp nhờ vào trần nhà cao, ánh đèn sáng và đông đảo nhân viên nhưng nhiều lúc bước vào những chỗ này tôi lại thấy khó chịu. Vì ánh đèn quá sáng đã phơi bày sự hiện diện của tôi, và ánh mắt của các nhân viên cứ đổ dồn về phía tôi. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0

Mặt khác, một số cửa hàng (không biết là cố tình hay không) lại có ít nhân viên hơn và có chỗ để ngồi nghỉ ngơi một tí, nên chúng ta có thời gian lưu lại đó lâu hơn và suy nghĩ nên mua gì, tại sao thương hiệu này lại tốt. 

Dù đối với các cửa hàng một tầng, không gian như vậy vẫn còn khá hiếm nhưng nếu đến những nơi sử dụng cả toà nhà như Kakao hay Line Friends Store, luôn có một quán cafe yên tĩnh ở tầng trên dù tầng dưới rất huyên náo, số lượng nhân viên chắc chắn ít và ánh đèn cũng không quá sáng như ở tầng dưới. 

Nếu ngồi lại đây dùng cafe và trò chuyện với người bạn đi cùng, chúng ta sẽ cảm nhận được suy nghĩ đây là nơi như thế nào, tại sao lại thích nơi này, muốn mua gì xuất hiện trong đầu. Đó là cảm giác khác tìm đến sự thoải mái sau lúc xô bồ, khác hẳn với khi bạn chỉ ngồi lướt smartphone một mình. 

nhung ly do khien gen z khong thich mua sam offline - anh 0
Cửa hàng quần áo kết hợp với không gian của quán cà phê để thu hút khách hàng đến trải nghiệm

Điểm này đã khiến tôi cảm thấy rằng offline là một ví dụ của "ít mệt mỏi'' và "ít bất tiện''. Theo một cách nào đó, tôi thoáng nghĩ việc giảm thiểu sự bất tiện như thế này có thể trở thành tiêu chuẩn mang lại sự hài lòng trong nhiều trường hợp. Ở những hàng quần áo dày đặc như khu Sinchon Playground hay chợ quần áo Dongdaemun, có những khu ban công hay hành lang được bố trí để mọi người ngồi nghỉ. 

Tôi nghĩ hôm nay mình nên ra một cửa hàng gần nhà và mua gì đó. Cần phải thoát ra khỏi cuộc sống chỉ ở trên mạng ngày qua ngày. Gen Z vốn đã quen với việc mua sắm online cũng cần có không gian offline để nghỉ ngơi thư giãn.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ