Những điểm không rực rỡ của “Tro Tàn Rực Rỡ"

“Tro Tàn Rực Rỡ” và những điểm chưa tốt trên màn bạc, cần nhiều hơn nữa cho một cuộc bứt phá điện ảnh Việt.

Tro Tàn Rực Rỡ là dự án của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, được chuyển thể từ hai truyện ngắn của nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư là Tro Tàn Rực RỡCủi Mục Trôi Về. Phim lấy bối cảnh xóm nghèo Thơm Rơm để kể câu chuyện bi thương của những người phụ nữ.

nhung diem khong ruc ro cua tro tan ruc ro - anh 0

Ngoài những yếu tố nổi bật về chất liệu đời sống, con người Nam bộ thì Tro Tàn Rực Rỡ vẫn còn đâu đó những điểm chưa thực sự rực rỡ như cái tên. Phim vốn là một sản phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn chương nên không tránh khỏi những lời thoại thi vị hoá, đôi khi lại bay bổng quá tạo cảm giác xa rời thực tại.

nhung diem khong ruc ro cua tro tan ruc ro - anh 0
Nhân vật Nhàn (Phương Anh Đào thủ vai).

Thứ cảm xúc đượm buồn trong áng văn của Nguyễn Ngọc Tư được mang lên màn bạc với lời kể của nhân vật Hậu (Juliet Bảo Ngọc Doling). Người chứng kiến những sự kiện xảy ra nơi xó quê để kể cho chồng nghe, thế nhưng cô gặp không ít khó khăn về mặt đài từ chưa giống với âm hưởng Nam bộ. Vì sống ở nước ngoài nhiều năm nên đài từ của cô còn lơ lớ nhiều chỗ, chưa thể truyền tải được sự mộc mạc, chân sơ như những cô gái miền Tây sông nước.

nhung diem khong ruc ro cua tro tan ruc ro - anh 0
Nhân vật Hậu (Juliet Bảo Ngọc Doling).

Bên cạnh đó, Bùi Thạc Chuyên đã chọn hai tác phẩm Củi Mục Trôi Về Tro Tàn Rực Rỡ  thay vì những áng văn Nguyễn Ngọc Tư khác phù hợp hơn để đưa lên màn ảnh rộng. Xét về mặt nội dung, hai sáng tác trên chưa có nhiều sự liên kết để giúp tuyến nhân vật có thể đồng điệu cảm xúc cũng như xúc tiến hành trình trưởng thành của từng cá nhân trong phim.

nhung diem khong ruc ro cua tro tan ruc ro - anh 0
Nhân vật Loan (NSƯT Hạnh Thuý thủ vai).

Phim sở hữu lối kể chuyện chậm rãi, nhiều khung hình tĩnh do đó có thể sẽ rất kén khán giả. Đề tài về thân phận phụ nữ bất chấp bản thân vì chồng, sẵn sàng đốt nhà để mua vui cho người đàn ông nghiêng sâu hơn về khía cạnh nghệ thuật thay vì đời sống trong bối cảnh hiện nay.

Tình tiết Loan (NSƯT Hạnh Thúy) đem lòng yêu và tha thứ cho kẻ từng hiếp dâm và thả mình xuống sông có phần vô lý. Xã hội sẵn sàng tha thứ cho những người "quay đầu là bờ" và biết nhận lỗi lầm thế nhưng đặt nhân vật nữ vào bối cảnh oái oăm yêu kẻ hãm hại mình không phải là một điều quá đáng sao? 

Review “Tro Tàn Rực Rỡ": Rệu rã bản tình ca người phụ nữ

Review “One Piece Film: Red”: Bản ballad của những tên cướp biển

Review “Thế Thân": Rùng rợn nỗi sợ cá nhân ẩn sau một bi kịch

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ