"Nhìn các từ ghép trong Vua Tiếng Việt, nếu không có gợi ý, tôi cũng chào thua!"

vừa có buổi giao lưu với "thánh thơ" Nguyễn Bắc Bình - người chơi đầu tiên tiến vào vòng Soán ngôi của Vua Tiếng Việt.

Từ những ngày mới lên sóng, Vua Tiếng Việt dưới sự dẫn dắt của MC Xuân Bắc đã nhanh chóng gây sốt, đặc biệt là hội "cảnh sát chính tả" vì format mới mẻ. Những ngày qua, cộng đồng mạng đang xôn xao đánh đố nhau giải những câu hỏi "xoắn não" của Vua Tiếng Việt.

Sau 6 tập phát sóng, hiện tại mới chỉ có duy nhất BTV Thư Hiền ("trùm cà khịa" của Chuyển Động 24h) vượt được vòng Soán ngôi và giành danh hiệu Vua Tiếng Việt, đủ để thấy độ khó nhằn đúng nghĩa "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" của chương trình này.

nhin cac tu ghep trong vua tieng viet neu khong co goi y toi cung chao thua - anh 0
Sau 6 tập phát sóng, BTV Thư Hiền - "trùm cà khịa" của Chuyển Động 24h vẫn đang là người đầu tiên và duy nhất trở thành Vua Tiếng Việt.

Mới đây, "thánh thơ" Nguyễn Bắc Bình - người chơi ở tập 1 Vua Tiếng Việt đã có những chia sẻ về trải nghiệm thú vị tại chương trình với . 

Là 1 trong 4 người chơi đầu tiên của chương trình và còn tiến vào vòng cuối, anh có áp lực gì không?

Ồ, áp lực chứ. Và còn hồi hộp, háo hức, hào hứng, hồ hởi... nữa, vì đây là lần đầu tiên tôi lên tivi, lại là nhà đài Quốc gia. Những đối thủ khác lại là người nổi tiếng, lớn tuổi hơn tôi, đã quá quen với sân khấu, đặc biệt là vốn từ của các anh chị và chú rất phong phú. Tóm lại họ cái gì cũng hơn mình.

Việc đối diện với 3 người chơi nặng ký, cộng với cảm giác mấy chục cái camera chĩa vào mình thật sự là khác cực kỳ so với việc gõ phím trên mạng xã hội. Lại là số đầu tiên nên càng run. 

nhin cac tu ghep trong vua tieng viet neu khong co goi y toi cung chao thua - anh 0
Những người chơi đầu tiên trong tập 1 gồm có đạo diễn - NSND Trọng Trinh, diễn viên Thanh Hương, Bắc Bình và Xuân Đức.

Vào đến vòng 4 Soán ngôi, nhưng không may phải dừng chân ngay trước khi đến phần sở trường của mình là làm thơ, chắc hẳn anh có rất nhiều tiếc nuối?

Tiếc chứ, vì lúc đấy tôi đang hồi hộp, hiểu nhầm đề thi là tìm 3 từ trái nghĩa với "suôn sẻ". Vậy nên khi đó trong đầu chỉ nghĩ tới việc tìm 3 từ láy, trong khi không phải từ láy cũng được. Với lại, thú thật ngồi ở dưới hay xem qua TV thì tâm lý khác với ghi hình. Mà vào được đấy cũng là may mắn lắm rồi.

Anh cảm thấy phần thi nào "khó nhằn" nhất?

Chưa phần nào tôi thấy dễ, nhưng "khoai" nhất chắc là vòng 2 - tìm 1 từ và diễn tả lại từ đó cho người chơi khác đoán. Ví dụ như từ "vỏn vẹn", chẳng biết phải diễn tả lại thế nào. 

nhin cac tu ghep trong vua tieng viet neu khong co goi y toi cung chao thua - anh 0
Nguyễn Bắc Bình cảm thấy "khoai" nhất ở vòng diễn tả và đoán từ.

Trên mạng, mọi người đang rôm rả thi nhau giải các câu hỏi của chương trình. Khoảnh khắc nhìn những thấy những từ và câu "hack não" mà chương trình đưa ra tại trường quay, anh thấy sao? 

Ví dụ như c/í/m/Ố/t (Ốc mít), p/C/c/é/á/h (Cá chép),... Thật sự là "xoắn não". Nếu không có cái gợi ý là chữ đầu tiên sẽ được viết hoa thì tâm lý lúc đó là sẽ bỏ qua. Chứ ngồi trên đó tôi chịu, không nghĩ nổi. Đúng thật là "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".

nhin cac tu ghep trong vua tieng viet neu khong co goi y toi cung chao thua - anh 0
Cộng đồng mạng đang thử tài giải đáp các câu hỏi khó nhằn trong Vua Tiếng Việt.

Đơn cử, có một số từ được dùng rất phổ biến, nhưng thực tế là sai chính tả, có thể là do vùng miền/ phát âm. Bản thân anh có thường mắc lỗi này không và liệu đây có phải là một chướng ngại của anh ở Vua Tiếng Việt? 

Cái này tôi lại không ngại lắm, vì tôi viết lách khá nhiều nên cần tương đối kỹ trong việc dùng từ.

Khi giao tiếp bằng văn nói, mọi người có thể không để ý kỹ lắm Tr nặng hay Ch nhẹ, R hay Gi hay D,... nên khó nhận ra. Ví dụ như "xán lạn" vẫn thường bị nhầm thành "sáng lạng", hay "đều như vắt tranh" mới chính xác. Còn viết thì nếu"không chau chuốt thì mọi người nhận da" ngay.

nhin cac tu ghep trong vua tieng viet neu khong co goi y toi cung chao thua - anh 0
Những câu hỏi của chương trình khiến khán giả Việt Nam nhiều lần "hoài nghi bản thân".

Trước và sau khi tham gia chương trình, cảm nghĩ của anh về vốn tiếng Việt của mình có gì khác?

Mở rộng vốn từ ngữ, biết thêm nhiều từ ngữ hay ho mới mẻ. Thấy tiếng Việt của mình đúng là đỉnh thật, chỉ thêm bớt dấu chấm, dấu phẩy hoặc ngọng thôi là câu từ nó sang hẳn 1 nghĩa khác. Chẳng hạn như "Chào em, anh nóng nòng muốn gặp em", hoặc "Anh rất có ham muốn được đi chơi với em" là không được rồi.

Nhiều khán giả xem chương trình xong có bình luận là "Không biết mình có phải người Việt Nam không?". Còn anh Bình với tư cách là người chơi trực tiếp, anh có thấy "hoài nghi bản thân"?

Có chứ. Nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay mà tôi chưa được nghe, hoặc có những cái tôi nghĩ là mình biết, mà thật ra là chả biết gì.

Kiểu như ra một câu rồi tìm trong đó những danh từ, trạng từ, tính từ, động từ,... thì chưa chắc chúng ta đã tìm ra đầy đủ, trong khi hàng ngày hàng giờ vẫn đang sử dụng để giao tiếp với mọi người, xã hội xung quanh…

nhin cac tu ghep trong vua tieng viet neu khong co goi y toi cung chao thua - anh 0
Nguyễn Bắc Bình trong tập 1 Vua Tiếng Việt.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng lạm dụng việc dùng tiếng Việt chêm tiếng Anh. Anh có suy nghĩ gì về việc này?

Bản thân tôi cũng hay dùng, nhưng trong trường hợp nó quá phổ biến, khi dùng nó rút gọn được câu tiếng Việt, hoặc là nếu dùng tiếng Việt thì khó cắt nghĩa những từ đó, đặc biệt là phải dùng trong ngữ cảnh người nghe cũng hiểu như mình.

Ví dụ tôi thường dùng"OK, hiểu rồi", "Nhiều like thế!", "Share bài tôi mới lên chưa?", "Sao bài/ clip này viral vậy?", "Có chuyện gì mà up story buồn thế?",... Chứ "Tôi join some cái hoạt activities" thì có lẽ thôi, nghe hơi sợ. 

Cảm ơn anh Nguyễn Bắc Bình vì những chia sẻ với . 

Hội "cảnh sát chính tả" cũng bối rối: "Càn rỡ" là động từ hay tính từ?

RichChoi thách đấu khả năng tiếng Việt với các "phù thuỷ ngôn ngữ", kết quả là...

Thầy giáo tranh tài Tiếng Việt với học sinh lớp 6 và sinh viên, ai sẽ chiến thắng?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ