Dù tại vị chỉ hơn 10 năm, Nam Phương hoàng hậu vẫn để lại cho hậu thế ấn tượng về một quốc mẫu đáng trân trọng.
Theo Vnexpress, Nam Phương hoàng hậu đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho phong trào phụ nữ dấn thân vào xã hội, học tập, làm việc và phát triển bản thân.
Bức ảnh Nam Phương hoàng hậu diện bộ váy trắng thuở đôi mươi, từng được đăng trên tuần báo Pháp - L'Illustration năm 1934. Khoảnh khắc được giới thiệu trong sách "Nam Phương Hoàng hậu: Vị Quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934 - 1945)" của tác giả Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính. Nam Phương hoàng hậu trên tạp chí Le Monde Illustré - xuất bản năm 1934. Theo báo chí đương thời, thời trẻ, Nguyễn Hữu Thị Lan - tên thật của hoàng hậu - có nét đẹp thanh thoát, vóc dáng dong dỏng cao. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, thuộc một gia đình điền chủ giàu có. Hoàng hậu Nam Phương tại Đà Lạt vào tháng 8/1933, đăng trên tờ Le Monde colonial illustré năm 1934. Đà Lạt cũng là nơi bà và vua Bảo Đại gặp nhau lần đầu, lúc bà mới 18 tuổi. Ông chọn bà là người sát cánh trên cương vị "Đại Nam thiên tử" vì bà vốn dung mạo hơn người, tính hạnh thuần hậu, thuộc gia đình trâm anh, có học thức. Nam Phương hoàng hậu chuẩn bị tham gia "Tấn nội đình" (lễ nhập cung) năm 1934. Ảnh: L'Illustration. Hoàng hậu mặc triều phục năm 1939. Ảnh: Le Monde colonial illustré. Giai đoạn bà Nguyễn Hữu Thị Lan được chọn làm Hoàng hậu, các tờ Tràng An báo, Hà Thành ngọ báo, Điễn tín, Phụ nữ tân văn liên tục đưa tin. Hình ảnh một phụ nữ hội đủ các yếu tố nhan sắc, học thức, khéo ăn nói, giỏi giao thiệp, được đăng tải trong và ngoài nước. Nam Phương Hoàng hậu mặc áo thụng. Ảnh: Pestre. Theo sách, bà gần gũi người dân qua các công tác quyên góp, chăm lo nhà phước, cổ vũ giáo dục. Được học hỏi, đi thăm nhiều quốc gia, bà còn đại diện cho tinh thần phụ nữ đầu thế kỷ 20. Bà thoát ly khỏi các rào cản xã hội của thời đại cũ, tham gia hoạt động đối ngoại, phụng sự quốc gia. Hoàng hậu và các con vào tháng 5/1939 trên tờ Le Monde colonial illustré. Bằng học thức và tài năng, Nam Phương hoàng hậu hỗ trợ hoàng đế trong công việc và đời sống. Nếu Bảo Đại lo chính trị, hoàng hậu giữ vai trò là một quốc mẫu với công tác từ thiện xã hội. Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương và các con tháng 5/1939. Bà là bạn đời, cũng là bạn đồng hành với hoàng đế - điều hiếm có trong lịch sử 143 năm triều Nguyễn. Nam Phương hoàng hậu và các con - ảnh đăng trên tờ Indochine hebdomadaire illustré năm 1942. Theo tư liệu đương thời, dù không phải nàng dâu mà hoàng tộc muốn lựa chọn ban đầu, khi vào sống trong kinh thành Huế, bà đã khéo léo giữ phận dâu con. Ngoài dạy dỗ con cái, bà cùng Bộ Lễ lo về lễ tiết, cúng kỵ, thăm hỏi mẹ chồng và các bà nội chồng. Nam Phương hoàng hậu, vua Bảo Đại và Hoàng tử Bảo Long (giữa).
Nguyễn Phúc Bảo Long (1936-2007) là hoàng thái tử cuối cùng của Việt
Nam. Ông có một em trai là Hoàng tử Bảo Thắng, ba em gái là công chúa
Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Nữ sinh tại Hà Nội khiến nhiều người bất ngờ khi sở hữu nhiều đường nét trên khuôn mặt được cho là rất giống với Hoàng hậu Nam Phương.
Với nền hội họa Việt Nam, trong tổng số 8 tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia, có tới 6 bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn mài.
Sự kiện đấu giá 19 tranh của vua Hàm Nghi sẽ do nhà đấu giá Lynda Trouvé tổ chức tại Trung tâm đấu giá Drouot, thành phố Paris, Pháp.
(Nguồn: TH&PL
https://thuonghieuvaphapluat.vn/nhan-sac-nam-phuong-hoang-hau-qua-ong-kinh-bao-chi-phap-vz72385.html
)