Nhà Không Bán: "Đặc sản" phim kinh dị Việt, Nam Em diễn xuất gây bất ngờ

Có lẽ còn rất lâu nữa khán giả Việt Nam mới có thể thưởng thức một bộ phim kinh dị đúng nghĩa, sau sự ra mắt chưa "đủ đô" của Nhà Không Bán.

Được ra mắt vào dịp Tết Nhâm Dần 2022, Nhà Không Bán là bộ phim thuộc thể loại hài, kinh dị duy nhất "lọt thỏm" giữa một rừng các dự án muôn màu, muôn vẻ. Đồng thời, khác với những đối thủ còn lại, Nhà Không Bán dường như không mấy chú tâm đến việc quảng bá sản phẩm. Bộ phim cũng không quy tụ dàn diễn viên toàn sao như 1990 hay Chìa Khóa Trăm Tỷ, thế nhưng Nhà Không Bán vẫn gây được bất ngờ cho khán giả từ kịch bản cho đến diễn xuất của dàn diễn viên.

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Khai thác câu chuyện kinh dị quen thuộc đã trở thành "đặc sản" của phim kinh dị Việt Nam

Với sự tham gia của NSND Kim Xuân, Minh Hoàng, Việt Hương, Khánh Uyên, Hữu Tín, Nam Em,... Nhà Không Bán vẫn tiếp tục khai thác một đề tài đã quá đỗi quen thuộc với khán giả Việt Nam - câu chuyện về một ngôi nhà cổ bị ma ám, cài cắm nhiều cú twist không quá ngạc nhiên. 

Một loạt sự kiện kinh dị và bí ẩn của Nhà Không Bán được bắt đầu với việc bà Ngọc (NSND Kim Xuân) cùng cô cháu gái Betty (Khánh Uyên) và người hàng xóm Liễu (Việt Hương) từ nước ngoài trở về quê sau gần 20 năm bôn ba xứ người để bàn bạc về việc bán ngôi nhà cổ với cậu em trai ruột, nơi đã được ông Cả (Minh Hoàng) - là cha của bà Ngọc và ông Ngà (Minh Hoàng) xây dựng từ năm 1938. Còn ông Ngà, người đàn ông đã bị mất hai đứa con, làm nghề nhang đèn, vàng mã một thân chăm sóc người vợ bị tâm thần - Hạnh (Hạnh Thúy).

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Những tưởng ngôi nhà cổ sẽ "thuận buồm xuôi gió" được mua bán khi có rất nhiều người đến xem nhà. Nhưng tin đồn về hồn ma của cô Trinh (Nam Em), người con gái đã chết từ thời của ông Cả đã khiến không một ai dám đến đây để xem nhà nữa. Tuy nhiên, chính những thành viên trong gia đình như ông Ngọc, bà Ngà, bà Hạnh cho đến những vị khách mới quen như Betty và Liễu cũng bị chính hồn ma của cô Trinh hù dọa. Kể từ đây, những uẩn khúc về cái chết đau thương của người con gái trẻ dần được bóc tách, hé lộ nhiều chi tiết gây bất ngờ cho khán giả. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Với thời lượng phim gần 2 giờ đồng hồ, Nhà Không Bán không quá vội vàng trong việc giải mã những sự thật đằng sau ngôi nhà cổ ma quái này. Thay vào đó, gần nửa bộ phim là những khoảnh khắc đan xen mảng miếng hài giữa Liễu và Den (Hữu Tín) với những pha hù dọa, khiến Nhà Không Bán dường như bớt căng thẳng, mất đi yếu tố của một bộ phim kinh dị cần có. Gần cuối Nhà Không Bán - thời điểm "phút bù giờ", đạo diễn Hoàng Tuấn Cường đã nhanh chóng đẩy cao trào của bộ phim, dồn những phân cảnh kinh dị và gấp rút giải quyết những nút thắt dang dở còn lại của bộ phim. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Được ấp ủ từ năm 2016 bởi đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, người đã đạo diễn Xóm Trọ 3D và "nhẵn mặt" với các bộ phim truyền hình. Cùng với đó là sự tham gia của Nguyễn Thị Minh Ngọc – đồng biên kịch Song Lang (2018) đã cùng anh hoàn thiện nội dung.

Chính vì thế, Nhà Không Bán không khiến người xem khó chịu về mặt kịch bản quá khó hiểu, khi những chi tiết được xếp chồng lên nhau, việc còn lại của người xem là xâu chuỗi tất cả những sự kiện đó lại với nhau. Từ đó, số phận của các nhân vật cũng dần sáng tỏ, người xem cũng không quá khó khăn để đoán trước cái kết của Nhà Không Bán

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Tuy nhiên, kịch bản của Nhà Không Bán lại không quá xuất sắc, chỉ dừng lại ở mức ổn. Bởi lẽ đạo diễn Hoàng Tuấn Cường cùng ekip dường như đã chọn một hướng đi khá an toàn, tuân theo những "quy tắc" cơ bản của một bộ phim kinh dị Việt Nam. Nhà Không Bán tiếp tục khai thác những câu chuyện ma quái ở vùng miền Tây sông nước, hình ảnh đã từng được nhìn thấy ở Bắc Kim Thang (2019) của Trần Hữu Tấn hay bối cảnh căn nhà thời Pháp thuộc cũng đã từng được xuất hiện trong Cô Hầu Gái (2016) của Derek Nguyễn. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Cùng với đó, cả Nhà Không Bán, Bắc Kim Thang hay Lật Mặt 4: Nhà Có Khách đều tuân theo một "luật ngầm" khó hiểu: những ngôi nhà cổ này đều không thích sử dụng đèn điện, duy chỉ sử dụng đèn dầu. Việc sử dụng đèn dầu cùng bối cảnh tang tóc, tối om sẽ tăng độ kinh dị cho sản phẩm, thế nhưng điều này đã khiến những bộ phim dần "một màu", không còn gì mới mẻ so với nền công nghiệp điện ảnh trong và ngoài nước đang liên tục đổi mới. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Dù bám sát kịch bản có phần lỗi thời, nhưng đạo diễn Hoàng Tuấn Cường cũng đã xây dựng thành công nhiều tầng ý nghĩa trong Nhà Không Bán. Bộ phim đã khắc họa chân thực sự thống trị của tầng lớp địa chủ thời Pháp thuộc, những khó khăn, đau thương mà người nông dân phải nếm trải trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam. Đồng thời, Nhà Không Bán cũng phản ánh sâu sắc hình ảnh ông Cả - một đại diện cho tầng lớp địa chủ tàn bạo, thống trị và cậy thế hiếp yếu của ngày xưa. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Bên cạnh đó, yếu tố tình cảm gia đình luôn là sợi dây quen thuộc trong các bộ phim Việt Nam. Mối quan hệ gia đình giữa bà Ngọc với ông Ngà, ông Nhà với bà Hạnh, bà Ngọc với Betty được đạo diễn Hoàng Tuấn Cường đan xen một cách khéo léo giữa các sự kiện.  

Vận dụng tốt những yếu tố tâm linh ghê rợn, nhưng kỹ xảo vẫn còn là một điểm trừ

Một điểm cộng cho Nhà Không Bán khi bộ phim đã mang được những yếu tố tâm linh, những phong tập tục tập quán từ ngày xưa vào bộ phim như không khí rùng rợn, tang tóc ở phòng làm nhang, vàng mã cùng chiếc quan tài được đặt sừng sững trong khu vực thờ tự. Trong phân cảnh bà Hạnh mất, đạo diễn Hoàng Tuấn Cường đã vận dụng câu chuyện linh miêu nhảy qua xác người chết, tự động xác người chết sẽ bật dậy.

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Hay ở phân cảnh Den, Betty và Liễu cùng nhau chơi cầu cơ - thời điểm cả ba "đánh hơi" được sự hiện diện của hồn quỷ ông Cả và cảnh cô Thúy làng chơi bị bóng đè. Tất cả những câu chuyện tâm linh miền Tây sông nước được đạo diễn mang vào Nhà Không Bán, khiến bộ phim kinh dị càng "nhuốm màu" ghê rợn nhưng lại có cảm giác rất thân thuộc với người xem. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Khác với những sản phẩm kinh dị khác, đạo diễn Hoàng Tuấn Cường đã khai thác tối đa hiệu quả flycam, mang đến cho Nhà Không Bán những thước phim đại cảnh rộng lớn, cho thấy được sự mênh mông nhưng lại rất cô độc của ngôi nhà cổ giữa cánh đồng hoang vu.

Song song đó, đạo diễn cùng ê kíp của mình cũng sử dụng những cú zoom máy cận cảnh, giúp người xem bắt trọn được những khoảnh khắc kinh dị nhưng không kém phần u ám của ngôi nhà cổ. Việc chọn hai tông màu tương phản giữa cảnh hiện tại và hồi tưởng cũng giúp người xem dễ dàng phân biệt được những mốc thời gian của Nhà Không Bán.

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Một điểm trừ của Nhà Không Bán mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra đó là kỹ xảo của bộ phim. Dường như quá chú tâm vào kịch bản mà đạo diễn đã quên trau chuốt cho thứ tạo nên mức độ kinh dị của Nhà Không Bán. Ở những phân cảnh lật xe, ở giữa cánh đồng buổi tối hay tự thiêu của ông Ngà, kỹ xảo chẳng hơn gì những bộ phim được sản xuất để phát hành trên Youtube.

Bên cạnh đó, tạo hình ma quỷ của cô Trinh hay bà Hạnh vẫn chưa đạt đến độ "chín'', tất cả đều theo một phong cách rất quen thuộc của phim kinh dị Việt: xõa tóc và áo dài trắng. Điều này đã khiến Nhà Không Bán một lần nữa không quá mới lạ, tạo hình ma quỷ vẫn còn đi theo lối mòn. 

Dàn diễn viên thực lực "cứu vớt" kịch bản đã quá lỗi thời!

Với một kịch bản đã từng được thấy ở nhiều bộ phim kinh dị đi trước, sự tham gia của dàn diễn viên là một sự may mắn của Nhà Không Bán. Đạo diễn Hoàng Tuấn Cường đã rất khéo trong việc tuyển chọn dàn diễn cho đứa con của mình, năng lực diễn xuất của dàn diễn viên đều "dàn trải" khắp bộ phim, phù hợp với một bộ phim hài, kinh dị dành cho ngày Tết. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0
nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0
nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Điểm sáng của Nhà Không Bán chính là sự phối hợp ăn ý, quăng miếng hài "cực dính" giữa Việt Hương và Hữu Tín. Vai diễn cô Liễu U40 dường như được đo ni đóng giày cho nghệ sĩ Việt Hương, khi người hâm mộ trước đó đã quá quen với những vai diễn "cưa sừng làm nghé", tính cách nắng mưa thất thường của cô.

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0
nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Đây cũng là lần xuất hiện đánh dấu sự trở lại của Việt Hương sau một khoảng thời gian dài vắng bóng trên màn ảnh rộng, kể từ bộ phim hài Tết Vu Quy Đại Náo (2019)Sám Hối được khởi quay từ năm 2020. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Với danh hiệu Quán quân Cười Xuyên Việt 2016, diễn viên Hữu Tín cũng đã không làm người hâm mộ thất vọng với vai diễn Den đầy hài hước của mình. Hóa thân vào chàng trai người dân tộc phụ việc ở nhà ông Ngà, vai diễn của Hữu Tín cũng đã gắn kết được những nhân vật lại với nhau, trở thành một mảnh ký ức đẹp trong lòng người xem khi nhắc về Nhà Không Bán

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Nếu Việt Hương, Hữu Tín gánh vác mảng hài của Nhà Không Bán, thì diễn xuất của dàn diễn viên thực lực, gạo cội như NSND Kim Xuân, Hạnh Thúy và Minh Hoàng đã đảm nhận những vai diễn nặng tâm lý của bộ phim. Bộ ba diễn viên đã cùng nhau thể hiện, lột tả hoàn toàn những cung bậc cảm xúc giằng xé, đau khổ cho đến kịch tính của bộ phim.

Đặc biệt hơn đối với nghệ sĩ Minh Hoàng - người đảm nhận song song hai vai diễn ông Ngà và ông Cả, đã hoàn thành trọn vẹn những khoảnh khắc xuất thần của mình, và Nhà Không Bán cũng là dấu mốc đánh dấu sự trở lại của ông sau nhiều năm vắng bóng ở ngành giải trí.

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Sự bất ngờ nhất đối với người xem có lẽ là vai diễn của người đẹp Nam Em. Lần trở lại này của Nam Em đã báo hiệu rằng người đẹp sẽ trở lại "quỹ đạo", tiếp tục cống hiến cho nền nghệ thuật Việt Nam. Đảm nhận vai cô Trinh, vẻ đẹp của Nam Em đã khiến nhiều người say đắm, xây dựng được hình tượng con gái của một phú ông: đoan trang, đài cát cùng vẻ đẹp học thức.

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Bên cạnh đó, người đẹp Tiền Giang cũng khắc họa được nỗi đau, uất hận khi bị hãm hiếp của mình. Tuy nhiên, việc lồng tiếng giọng miền Bắc khiến nhiều phân cảnh khá "giả trân'', nếu đạo diễn giữ nguyên giọng thật của Nam Em, có lẽ vai diễn cô Trinh sẽ hay hơn rất nhiều. 

nha khong ban dac san phim kinh di viet nam em dien xuat gay bat ngo - anh 0

Và cô cháu gái Việt Kiều - Betty của bà Ngọc, do Khánh Uyên thủ vai dường như là một vai diễn "dư thừa" nhất trong Nhà Không Bán. Sự xuất hiện và tồn tại của Betty không đẩy cao trào của bộ phim lên, ở giai đoạn cuối của bộ phim, nếu thay Betty bằng Liễu hay Den thì cốt truyện dường như có thể giữ nguyên, không ảnh hưởng đến mạch câu chuyện. 

Tạm kết

Tựu trung, Nhà Không Bán vẫn xứng đáng nhận được đánh giá tích từ phía khán giả cũng như từ giới chuyên môn. Nhà Không Bán là một sản phẩm có tâm và chỉn chu đến từ đạo diễn Hoàng Tuấn Cường cùng ê kíp của mình. Cùng với đó, tuy bộ phim không bứt phá ra khỏi motif phim kinh dị Việt Nam, nhưng Nhà Không Bán đã trở thành một điểm sáng rất riêng giữa những bộ phim được công chiếu vào dịp Tết. 

Nhà Không Bán hiện đã được công chiếu toàn quốc.

Cuộc đua phim Tết 2022 cực căng: 1990 của Ninh Dương Lan Ngọc thất thế trước Nhà Không Bán

Phim Việt mùa Tết ''đắt như tôm tươi'': Kiều Minh Tuấn - Thu Trang vượt mặt hội chị em Lan Ngọc

Phòng vé Việt Tết Nhâm Dần 2022: Lan Ngọc và hội chị em quậy banh nóc tuổi 30, phim ngoại lẻ tẻ!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ