Người trong ekip Phi Nhung vừa có những chia sẻ đáng chú ý về cách xưng hô với người 18 tuổi, dễ khiến người ta liên tưởng đến Hồ Văn Cường.
Loạt scandal giữa ekip Phi Nhung và Hồ Văn Cường vẫn đã và đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Kể từ khi phía bầu Thụy và nam danh ca Ngọc Sơn lên tiếng muốn nâng đỡ cho Hồ Văn Cường thì cũng là lúc phía ekip Phi Nhung trở nên im ắng hơn, sau thời gian liên tục đăng bài viết trách móc Hồ Văn Cường.
Cho đến hôm qua (29/10), phía Ngọc Sơn đã đăng bài viết bày tỏ mong muốn mọi chuyện lùm xùm, thị phi được khép lại, để Hồ Văn Cường tập trung cho việc học. Tuy nhiên, dường như drama vẫn chưa đến hồi kết. Mới đây, một người trong ekip Phi Nhung lại vừa có động thái đáng chú ý.
Theo đó, người này đăng bài viết dài đề cập đến việc cần thống nhất về cách gọi người chưa thành niên - đó là dưới 14 tuổi được gọi là trẻ em. Còn đối với người 18 tuổi thì người trong ekip Phi Nhung lại cho rằng: "Đừng gọi con, em mình 18 tuổi là trẻ em nhé chúng sẽ tự ái đó 18 tuổi - trưởng thành gắn với trách nhiệm, không còn là trẻ con".
Mặc dù bài viết không đề cập cụ thể đến tên Hồ Văn Cường, nhưng một số ý kiến cho rằng ẩn ý của người này là Hồ Văn Cường đã 18 tuổi, không phải là trẻ em mà đó là độ tuổi "trưởng thành gắn với trách nhiệm".
Nhiều khả năng, bài viết này xuất phát từ việc Hồ Văn Cường nổi tiếng từ lúc còn nhỏ tuổi nên khiến khán giả quen với hình ảnh sao nhí, thậm chí đến hiện tại dù Cường đã 18 tuổi nhưng nhiều fan vẫn nhớ về Cường với hình ảnh như một cậu bé.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, 18 tuổi dù không còn là trẻ con, song cũng chưa phải là một người đủ chín chắn hay nhiều kinh nghiệm sống.
Nguyên văn chia sẻ từ người trong ekip Phi Nhung:
"Cần thống nhất độ tuổi của người chưa thành niên trong các văn bản Pháp Luật, do mình tốt nghiệp đại học Luật nên phát hiện ra thế này:
1-Tại Bộ luật dân sự (Điều 18) xác lập người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Đây là quy định cho mọi độ tuổi dưới 18 tuổi (kể từ người chưa đủ 18 tuổi trở xuống trẻ sơ sinh 0 tuổi) đều là người chưa thành niên.
2-Luật Thanh niên 2005 (Điều 1): "Thanh niên trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi" - sẽ thấy người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi còn được gọi là thanh niên.
3-Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 1): "Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" là có trùng lắp: Người chưa thành niên từ 0 tuổi đến dưới 16 tuổi còn được gọi là trẻ em.
4-Bộ luật lao động (Điều 3): "Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên,..." lại thấy người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi còn được gọi là thanh niên và có thể còn được gọi là người lao động; và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi còn được gọi là trẻ em và có thể còn được gọi là người lao động.
Khoảng cách phân biệt độ tuổi giữa thanh niên và trẻ em là quá mỏng manh, vì một người chưa thành niên đủ 16 tuổi sẽ được gọi là "thanh niên" và một người chưa thành niên khác chưa đủ 16 tuổi, thậm chí chỉ ít hơn 01 ngày tuổi thì được xem là "trẻ em".
Hơi rối rồi phải không, tóm lại thế này: có thể xác định khái niệm về độ tuổi của người chưa thành niên như sau: NCTN theo quy định của pháp luật Việt Nam là người dưới 18 tuổi. Trong đó, NCTN dưới 14 tuổi còn được gọi là trẻ em. Và tóm lại đừng gọi con, em mình 18 tuổi là trẻ em nhé chúng sẽ tự ái đó 18 tuổi - trưởng thành gắn với trách nhiệm, không còn là trẻ con".
Nguồn: TH&PL