Môn thể thao "nam tính" trong dịp lễ hội đầu năm

Seokjeon là trò chơi hiếu chiến nhất trong số các trò chơi dân gian.

Các bức tường thành và những ngọn đồi gần đó chật kín người mặc những bộ trang phục truyền thống màu trắng tập trung nhìn xuống một bãi đất trống với sự hồi hộp chờ đợi. Những âm thanh sặc mùi phái mạnh là những hiệu lệnh đặt cược, những tiếng cười với chất giọng khản đặc xen lẫn với tiếng hò reo háo hức của trẻ con dáo dác tìm kiếm khoảng trống để thuận lợi xem "trận chiến" sắp diễn ra.

mon the thao nam tinh trong dip le hoi dau nam - anh 0
Người dân Hàn Quốc coi những "trò chơi" này như một phương tiện thúc đẩy tinh thần thượng võ và cho phép mọi người được giải toả (Nguồn ảnh: Egloos)

Những trận chiến bằng đá này được gọi là "seokjeon" - một trò chơi nghi lễ cổ xưa của Hàn Quốc bắt nguồn từ một hình thức huấn luyện võ thuật (hai đội chiến binh ném đá vào nhau) thường diễn ra ở những bãi đất trống ngay bên ngoài cổng thành.

Những trận chiến này đặc biệt tàn bạo và thường có sự tham gia của hàng trăm người. Những người tham gia là thanh niên của hai ngôi làng khác nhau, hoặc những nhóm người có mẫu thuẫn, xích mích với nhau. Trận chiến diễn như một cách để giải quyết cho những vấn đề mà hai bên vướng phải.

mon the thao nam tinh trong dip le hoi dau nam - anh 0
Seokjeon chủ yếu được chơi xung quanh Jeongwol Daeboreum (ngày trăng tròn đầu tiên của năm âm lịch) và ngày Dano (lễ hội ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm) (Nguồn ảnh: folkency)

Hai đội tiến về phía nhau từ hai hướng ngược lại, cách tiếp cận của họ được báo trước bởi sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả. Các "chiến binh" được trang bị những viên đá đã được mài nhẵn và bo tròn cạnh. Họ được bảo vệ bởi những chiếc mũ sắt, áo giáp bằng rơm xoắn và lá chắn bằng gỗ. Một khoảng không gian toàn những lời thách thức – hãy chứng minh mình là một người đàn ông. Người thủ lĩnh hét một  tiếng xung trận và hai bên chạy băng qua khu đất trống tiến về phía nhau.

mon the thao nam tinh trong dip le hoi dau nam - anh 0
Seokjeon là trò chơi hiếu chiến nhất trong số các trò chơi dân gian (Nguồn ảnh: contents.history)
mon the thao nam tinh trong dip le hoi dau nam - anh 0
Trong bức tranh, những người tham gia trong hai nhóm Seokjeon và khán giả dọc theo sườn núi (Nguồn ảnh: contents.history)

Những trận chiến này kéo dài hàng giờ đồng hồ và trò chơi kết thúc khi một bên bị đuổi khỏi trận địa. Kẻ chiến thắng là những anh hùng - hình mẫu để các chàng trai trẻ noi theo - còn kẻ bại trận thì để lại lời hẹn trong trận tái đấu sau 6 tháng. Các vết thương rất khủng khiếp như gãy xương và mũi, răng vỡ nát, cơ thể bầm tím và không ngạc nhiên là thường có thương vong. Không ít những người chồng, con trai và anh em trai đã chết trong những trò chơi này, nhưng không ai bị trừng phạt vì cái chết của họ - những cái chết được coi là tai nạn không thể tránh khỏi.

Người lớn không phải là những người duy nhất tham gia vào những cuộc chiến này. Các chàng trai nhỏ tuổi được khuyến khích tham gia vào các trận chiến của riêng mình, mọi người cho rằng điều đó sẽ khiến họ trở nên mạnh mẽ, dũng cảm và không sợ hãi. Không giống như người lớn, lũ trẻ chiến đấu trên những con phố chính ở Jongno và dọc theo Suối Cheonggye. Những đám đông lớn tụ tập để xem các trận chiến, đặt cược, khuyến khích con trai của họ.

mon the thao nam tinh trong dip le hoi dau nam - anh 0
Trong các cuộc chiến chống ngoại xâm, những ai có kinh nghiệm trong các trận đánh ném đá thường được gia nhập quân đội, góp phần quan trọng vào kết quả của trận chiến (Nguồn ảnh: folkency)

Các bà mẹ mang theo những đứa con trai của họ, có những đứa trẻ chỉ khoảng tám tuổi và chia chúng thành hai đội với số lượng bằng nhau. Đứa trẻ dũng cảm nhất được chọn làm thủ lĩnh, được trao một chiếc mũ phớt lớn màu đỏ (dùng làm mũ bảo hiểm) và trang bị một chiếc gậy gỗ nhỏ. Những "thủ lĩnh" đối mặt với nhau, giơ gậy lên trên đầu và cố gắng đe dọa đối phương. 

Giống như những trận chiến của người lớn, những trận đánh kéo dài và có những vết thương nghiêm trọng. Những người chiến thắng được cổ vũ bởi đám đông, được cha mẹ tặng quà và được các bạn đồng trang lứa coi như anh hùng, trong khi kẻ thất bại tìm đường về nhà và cầm cố vết thương trong sự ê chề.

Vào tháng 2 năm 1894, ngay sau khi được bổ nhiệm làm quyền tổng lãnh sự, Christopher Thomas Gardner và cô con gái nhỏ của mình đã chạm trán với một trong những trận chiến bằng đá này: "Vào mùa đông những người đàn ông mạnh mẽ của một thị trấn chiến đấu với những người đàn ông của thị trấn khác. Tôi đi trên tường thành mà nhìn. Người ta không được đánh nhau trong thành, họ ném đá vào nhau, dùng gậy đánh nhau, cho dù có thương vong cũng không sao".

mon the thao nam tinh trong dip le hoi dau nam - anh 0
Số lượng người tham gia cuộc chiến tỷ lệ thuận với quy mô của làng, và cuộc đấu đá (seokjeon) thậm chí có khoảng 800 đến 1.000 người tham gia đã được ghi nhận (Nguồn ảnh: Daum)

Cuốn "Dongguk Sesigi" có lưu ý rằng chính phủ hoàng gia Joseon đã cấm những cuộc đấu đá này vì chúng dẫn đến nhiều người bị thương và một số người chết mỗi năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại Seokjeon đều liên quan đến các trận chiến thực tế, nhìn chung những hoạt động này đã giúp mọi người quên đi những muộn phiền thường ngày và củng cố mối liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng.

Seokjeon cũng có thể được coi là một phong tục phản ánh tinh thần hiếu chiến của người dân Hàn Quốc. Trong các cuộc ngoại xâm, cư dân của các cộng đồng địa phương có kinh nghiệm đánh ném đá thường được gia nhập để giúp đỡ quân đội, góp phần quan trọng vào kết quả của trận chiến.

Dạo quanh ngày Tết âm lịch truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á

VEA 2021: Khẳng định vị thế của trò chơi điện tử trong đời sống Gen Z

Loạt trò chơi dân gian trẻ em để bạn thử trải nghiệm "Squid Game" phiên bản thuần Việt

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ