Tin tưởng vào tình nghĩa bạn bè, bạn nữ GenZ bị bạn cấp 2 gọi điện khủng bố chỉ vì số tiền 12 triệu vay mượn từ tháng 3.
Thực hư về món nợ khổng lồ
Liên tục bị tra tấn bằng những cuộc điện thoại, và hàng trăm tin nhắn khủng bố đe dọa với lời lẽ uy hiếp, cô P.L.K.N hiện tại đang sinh sống tại TP. Quy Nhơn, Bình Định phải trình báo lên cơ quan chức năng.
Nội dung liên quan
Theo Thanh Niên, cô P.L.K.N trong quá trình học tập tại TP. HCM do không đủ tiền đóng phí thuê trọ và bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 nên phải tìm cách vay mượn từ cô bạn cấp 2.
Cụ thể theo lời kể của nạn nhân vào ngày 13/03 cô đã mượn N.H.A ( bạn cấp 2 của N) số tiền 12 triệu đồng, nhưng thực tế N chỉ nhận được 9.6 triệu đồng. Lãi suất được đưa ra là 240.000 đồng/ ngày, và nếu trong ngày, N. trả tiền lãi sau 19 giờ thì phải trả gấp đôi (480.000 đồng/ngày). Trả tiền lãi sau 24 giờ thì phải nhân 4, tương đương 960.000 đồng/ngày.
Trong tháng 7 và tháng 8, N trở về TP. Quy Nhơn sinh sống, A đã yêu cầu N phải ký tổng cộng 6 giấy vay tiền để trả tiền lãi khoản vay trước đó, với tổng số tiền nợ lên đến 120 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 10/07, vay 25 triệu đồng (thực nhận 21.25 triệu đồng), lãi suất 625.000 đồng /ngày.
Ngày 17/07, vay 10 triệu đồng (thực nhận 8.5 triệu), lãi suất 250.000 đồng/ngày. Ngày 22/07, vay 15 triệu (thực nhận 11.25 triệu đồng), lãi suất 325.000 đồng/ngày.
Ngày 28/07, vay 20 triệu đồng (thực nhận 16.25 triệu đồng), lãi suất 500.000 đồng/ngày.
Ngày 07/08, vay 25 triệu đồng (thực nhận 21.25 triệu đồng), lãi suất 500.000 đồng/ngày.
Ngày 11/08, vay 25 triệu đồng (thực nhận 21.25 triệu đồng), lãi suất 500.000 đồng/ngày.
Vậy ước tính tổng số tiền từ thời điểm tháng 3 đến tháng 7, N đã vay của A số tiền 132 triệu đồng, trong đó số tiền thực nhận là 109.25 triệu đồng.
Trong thời gian trên nạn nhân N cũng đã cố gắng thanh toán tiền vay bằng hình thức chuyển khoản cho chủ nợ. Với tổng 35 lần thực hiện giao dịch và số tiền được trả là 168 triệu đồng, nạn nhân còn trả một khoảng tiền riêng khi gặp mặt trực tiếp N.
Đến tháng 9 tổng số tiền nợ và lãi đã vượt ngoài khả năng chi trả của N, cô quyết định cùng gia đình làm đơn tố cáo vụ việc cho cơ quan chức năng.
Nội dung liên quan
Từ đó, gia đình N liên tục bị tấn công bởi A, cùng nhiều người đến hăm dọa và đòi nợ số tiền 125 triệu đồng. Từ điện thoại khủng bố đến tạt sơn, chất bẩn lên của nhà, gia đình N luôn sống trong tâm trạng bất an và bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề.
Gia đình N cho biết mong cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết và để cuộc sống trở lại bình thường.
"Vì người trong cuộc nhẹ dạ cả tin"
Nhanh chóng câu chuyện thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, nhiều người tỏ vẻ bất bình vì chủ nợ lại đòi lãi với giá cắt cổ, còn nạn nhân thì quá dễ tin để bị bạn của cô lừa một cách dễ dàng:
- Khó tin vậy, không hiểu sao có thể mượn liên tục số tiền đó để lãi chồng lãi.
- Lấy lãi quá cao, cô chủ nợ này chắc chắn sẽ bị xử lý pháp luật.
- Nói đi cũng phải nói lại, bạn nữ trong sự việc này tại sao có thể bị bạn mình lừa liên tục ký tên mượn tiền để trả lại nợ cũ, nên lãi mới đẻ ra nhiều như thế.
- Một bên thì quá tham tiền, lên lãi cực cao, còn gài bẫy con nợ rơi vào thế khó, một bên thì cứ nghe lời chủ nợ, cứ liên tục ký mượn để hậu quả là con số hơn 100 triệu.
- Con mồi này sập bẫy chủ nợ rồi, nghĩ sao vay thêm để trả nợ cũ, kiểu này chỉ làm giàu cho người cho vay thôi, chứ trả cả đời không hết.
...
Nguồn: TH&PL