Các bài dự thi dính loạt "vi phạm" từ lãnh thổ nước nhà, văn hóa dân tộc thiểu số, quốc kì Việt Nam và nhiều nghi vấn đạo nhái.
Tiếp nối mùa hoa hậu, Miss Grand Vietnam 2022 đang chuẩn bị bước vào hành trình đi tìm nhan sắc mới cho Việt Nam. Từ chặng đường đầu tiên, chương trình không chỉ gây tiếng vang lớn với dàn thí sinh đăng ký "tên tuổi" như Mai Ngô, Mỹ Khôi,... mà còn giai đoạn "warm up" cho phần thi trang phục dân tộc.
Nội dung liên quan
Bên cạnh những phản hồi tích cực của khán giả, bài dự thi của các thi sinh được cộng đồng fan sắc đẹp đánh giá cao về đa dạng phong cách và tư duy sáng tạo mới lạ. Song, nhiều bình luận trái chiều từ đó xuất hiện nhằm phản ánh sự thiếu hiểu biết và cách làm sai lệch của những tài năng thiết kế trẻ.
Trong bài dự thi của Võ Thành Đạt, thiết kế "Lạc Long Quân" được nhiều người đánh giá cao về tư duy thiết kế và lồng ghép văn hóa Việt Nam một cách khéo léo và thời trang. Tuy nhiên, tác phẩm lấy cảm hứng chủ đạo từ trang phục thời kì Âu Lạc nhưng lại được kết hợp với lãnh thổ Việt Nam thời hiện đại.
Nội dung liên quan
Điều đáng nói, việc lòng ghép đất nước "hình chữ S" vào trang phục bị cho là thiếu kiến thức và không tôn trọng chủ quyền quốc gia. Khi tên cuộc thi là Hoa hậu Hòa Bình, thiết kế "Lạc Long Quân" với lãnh thỗ Việt Nam lại vắng đi Hoàng Sa và Trường Sa - hai quần đảo liên quan đến chủ quyền và hòa bình của đất nước.
Tuy nhận được khá nhiều lời khen về tính thẩm mỹ, thiết kế "Tự Hào Việt Nam" của Bùi Hoàng Ân vấp phải những ý kiến trái chiều vì "sử dụng quốc kì không hợp lý". Cụ thể, tác phẩm được lấy cảm hứng từ văn hóa "đi bão" của người dân Việt Nam, được truyền thần qua trang phục áo dài.
Tuy nhiên, về tư duy thiết kế, thí sinh này đã phạm phải những phản hồi tiêu cực khi biến tấu chiếc áo dài trở nên lệch chuẩn, quá hở hang và mất đi phom dáng đặc trưng. Đồng thời, việc sử dụng quốc kì để làm phần thân trên cắt xẻ được xem là không phù hợp.
Một trường hợp "hy hữu" đến từ vị trí của Phạm Minh Hiếu thông qua thiết kế mang tên "Cô Em Dao Đỏ" Lấy cảm hứng từ dân tộc Dao, cụ thể là nhóm Dao Đỏ, thiết kế lập tức nhận phải những bình luận chỉ trích vì sự thiếu kiến thức của người thiết kế.
Nội dung liên quan
Theo đó, nhiều người cho rằng bộ trang phục đã sử dụng nguyên 3 cái chân váy của 3 nhóm H'mông khác nhau vào làm tà sau của chiếc váy. Đồng thời từ hoa văn trên áo đến hình in ở mặc sau, bộ trang phục hoàn toàn mang nét văn hóa của dân tộc H'mông.
Thêm vào đó, trang phục của người Dao đỏ thường không mặc váy dài như bản vẽ thiết kế. Mặc dù chủ nhân đã lên tiếng xin lỗi, cộng đồng sắc đẹp lẫn những người thuộc dân tộc Dao và H'mông vẫn lên tiếng chỉ trích, thậm chí cho rằng hành động sai lệch này không chỉ thiếu kiến thức mà còn là chiếm đoạt văn hóa.
Ngoài những "phốt" nghiêm trọng, nghi vấn đạo nhái thời trang xuất hiện như một "đặc sản" tại các cuộc thi hoa hậu. Mặc dù ở giai đoạn tiền kì, phần thi trang phục dân tộc của Miss Grand Vietnam 2022 đã thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả vì những nghi vấn đạo nhái trang phục khi chỉ là bản vẽ.
Không biết là cố tính đạo nhái hay chỉ là "ý tưởng lớn gặp nhau", nhiều người đã châm biếm rằng phần thi trang phục dân tộc của Miss Grand Vietnam có sức hút đối với các "đạo" sĩ.
Nguồn: TH&PL