"Không vì khán giả thì phải chịu suy tàn"

Hình ảnh hãng phim truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê xập xệ, bị bỏ hoang, nhận nhiều ý kiến từ phía khán giả.

Trên báo VnExpress, nhiều bình luận cho rằng việc cơ sở vật chất nơi đây không được đầu tư, bỏ phế là một phần của quy luật thị trường. 

khong vi khan gia thi phai chiu suy tan - anh 0

Một tài khoản nhận định: "Hãng có rất nhiều bộ phim hay, nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, thì cũng nhiều bộ phim của hãng không đạt yêu cầu, đó là thực tế phải nhìn thẳng. Kinh tế thị trường, không thể chỉ chờ vào kinh phí đặt hàng của nhà nước để sản xuất 1 số bộ phim. Và bỏ vốn hay nhận tài trợ làm phim mà không hiệu quả, thì đâu còn vốn nữa". 

khong vi khan gia thi phai chiu suy tan - anh 0

Việc hãng chỉ làm phim tranh giải cũng là đề tài được quan tâm. Thai Anh Le cho rằng: "Cái gì cũng phải đi từ thị trường hết! xưởng phim phải tạo ra phim đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khán giả Việt Nam thì mới có doanh thu nuôi sống người làm nghề, tạo ra của cải vật chất để phát triển, danh tiếng cho diễn viên. Chứ xưởng phim chỉ làm ra những bộ phim dự giải liên hoan, hay để làm tư liệu, sử dụng ngân sách để sống thì hoang tàn theo năm tháng là đúng rồi".

Có ý kiến chê trách đội ngũ lãnh đạo, cho rằng tổ chức không có định hướng phát triển do thiếu kiến thức. Người nay lý luận rằng: "Hãng làm phim mà được điều hành, lãnh đạo bởi một công ty vận tải và một số người chả hiểu phim là gì , để ngày nay đi tới lụi tàn là điều dể hiểu , bây giờ nếu không khôi phục lại thì hãy trả lại cổ phần và lấy địa điểm đó để kinh doanh , khu đất này là đất vàng mà".

khong vi khan gia thi phai chiu suy tan - anh 0

Số khác khuyên phía tòa nhà không nên quá đau buồn, vì nếu không thể khôi phục, thì giải thể là điều tất yếu. "Khối tài sản lớn về đất đai và con người nếu để lay lắt thì quá lãng phí". Có tài khoản còn góp ý rằng sau khi giải tỏa, vị trí này sẽ phù hợp để chủ cho thuê không gian, mở studio mới hoặc làm bối cảnh phim. 

Hình ảnh hãng phim truyện Việt Nam số 4 Thụy Khuê xập xệ, bị bỏ hoang từng khiến nghệ sĩ Trà Giang khóc, cảm thấy đau đớn khi nhớ về thời hoàng kim của "Kinh đô điện ảnh Việt", trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam hôm 15/3. Bà nhớ lại thời hoàng kim, khi xưởng phim từng là nơi nuôi dưỡng giấc mơ của 600 nghệ sĩ, nhân viên, làm ra hàng chục phim mỗi năm. 

Theo VnExpress,  tháng 6/2017, Công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại Hãng Phim truyện Việt Nam. Ba tháng sau, nghệ sĩ và ban lãnh đạo hãng nhiều lần đối thoại gay gắt do chậm lương, không có định hướng làm phim. Tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.

Tương lai nào cho doanh thu phim Việt năm 2023

Phim Việt gần đạt giấc mơ ngàn tỷ

Lợi thế phim Việt trong năm 2023

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ