Khi quản lý truyền thông rơi vào khủng hoảng truyền thông của chính mình: Dao sắc có gọt được chuôi?

"Người làm truyền thông chắc chắn sẽ biết cách để giúp người khác vượt qua, nhưng chưa chắc đã giúp chính mình giải quyết được những khó khăn này", một giảng viên truyền thông nói với .

Vụ việc mới nhất của Trịnh Thăng Bình và người được anh thuê để đảm nhận vai trò Social Manager đang khiến giới truyền thông đặt ra những câu hỏi về cách thức xử lý khủng hoảng.

Với Trịnh Thăng Bình, đó là sự khủng hoảng khi không thực hiện được kế hoạch PR một cách toàn vẹn nhất (không hề có sự xuất hiện trên các trang mạng xã hội). 

khi quan ly truyen thong roi vao khung hoang truyen thong cua chinh minh dao sac co got duoc chuoi - anh 0
Những chia sẻ của Trịnh Thăng Bình về người Social Manager thiếu trách nhiệm kia.

Điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng truyền thông dành cho sản phẩm Chuyện Chúng Ta, khi khán giả không "chạm" được sản phẩm này.

Đối với nhân vật bị tố đã "quỵt tiền" kia, với vai trò là một chuyên gia về truyền thông, cô có lẽ sẽ lần đầu phải đối mặt với khủng hoảng của chính bản thân mình về mặt truyền thông.

Lý thuyết về cách xử lý khủng hoảng truyền thông 

Những người làm quản lý truyền thông luôn mang theo bên mình một câu nói: "Cách xử lý khủng hoảng truyền thông tốt nhất là không để xảy ra khủng hoảng"

Đây là câu quote trong cuốn sách Quản Trị Thương Hiệu Trực Tuyến, được dịch giả Lê Uyên dịch lại từ cuốn Managing Online Reputation của Charlie Pownall - một trong những chuyên gia về việc quản lý rủi ro liên quan đến thương hiệu cá nhân và tổ chức. 

Đây là cuốn sách được rất nhiều giảng viên tại các trường đại học có đào tạo về chuyên ngành PR, Marketing đề nghị sinh viên nên đọc để có thêm kiến thức trong cách quản lý những vấn đề thương hiệu.

Câu nói này có thể hiểu theo hướng "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vì vậy, chuẩn bị một "sức đề kháng" tốt cho những trường hợp "mắc bệnh" có lẽ là phương án tối ưu nhất.

Tuy nhiên, khó để dự liệu được tất cả mọi vấn đề sẽ xảy ra trong cuộc sống. 

khi quan ly truyen thong roi vao khung hoang truyen thong cua chinh minh dao sac co got duoc chuoi - anh 0
Ngay cả việc ra merchandise, Sơn Tùng M-TP cũng dính phải những khủng hoảng truyền thông.

Vì thế, nhiều nghệ sĩ mới cần đến những quản lý truyền thông - người đủ khéo léo để giải quyết những vấn đề của họ liên quan đến hình ảnh.

Đầu tiên, cơ bản nhất, luôn phải giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát của mình. "Giữ trong tầm kiểm soát" nghĩa là mọi thứ trong cuộc khủng hoảng đó đều chỉ dừng lại ở mức có thể giải quyết được bằng khả năng của bản thân hoặc những người xung quanh.

Xử lý khủng hoảng truyền thông là một quá trình và thậm chí phải đặt ra mọi tình huống xấu nhất để lên những phương án dự phòng. Mục đích cuối cùng muốn sao cho hình ảnh thương hiệu chịu thiệt hại ở mức tối thiểu. 

khi quan ly truyen thong roi vao khung hoang truyen thong cua chinh minh dao sac co got duoc chuoi - anh 0
Cần có sự thẳng thắn để giải quyết những vấn đề khủng hoảng.

Sự trung thực và chân thành vì thế là hai thứ rất được đề cao trong mỗi cuộc khủng hoảng. Người gặp khủng hoảng càng thẳng thắn và rõ ràng về vấn đề của mình, công chúng càng tin tưởng những thông tin được người đó đưa ra.

Với sự tin tưởng đó, sẽ có những thấu cảm được tạo ra, và đó cũng là cách để truyền tải những thông điệp mong muốn ra phía ngoài và đạt được hiệu quả ấn tượng nhất.

Đặc biệt hơn, ở Việt Nam, một số nghệ sĩ lựa chọn cách im lặng. Cách thức này vẫn đang tỏ ra rất hiệu quả, khi bản tính dễ quên, dễ tha thứ của người Việt được phát huy hết mức.

Sản phẩm nhạc Việt từng gặp khủng hoảng truyền thông và cách xử lý thế nào?

Sơn Tùng M-TP chính là một ví dụ điển hình cho việc lựa chọn cách im lặng mỗi khi gặp vấn đề. Cách anh xử lý là gì? Im lặng. 

Chỉ có một lần, Sơn Tùng M-TP và ekip của anh có động thái giải quyết vấn đề. Đó là khi Chúng Ta Của Hiện Tại bị một producer tố "đạo nhạc".

M-TP Entertainment trong lần xử lý đó cũng chỉ chia sẻ lại bài đăng story của GC trên trang chính thức, ghi thêm tên trên credit đồng thời thông báo: có thêm 1 người bạn. 

Tuy nhiên, nam ca sĩ và ekip cũng không trực tiếp thừa nhận sai sót khi để xuất hiện sự việc như vậy

Một thời gian sau, vụ việc nguội đi, tất cả đều nhanh chóng quên những thứ đã xảy ra. Và Sơn Tùng M-TP vẫn không hề (cần) lên tiếng.

Còn với nhạc sĩ Nguyễn Phúc Thiện, khi dính nghi vấn đạo nhạc với ca khúc Đừng Yêu Nữa, Em Mệt Rồi, anh lập tức có lời đáp trả mang tính thách thức nhiều hơn với khán giả cùng câu nói: "Không phải khán giả nào cũng biết nhạc lý để hiểu được nhiều điều".

picture

Không phải khán giả nào cũng biết nhạc lý để hiểu được nhiều điều.  

Nguyễn Phúc Thiện.

Nhạc Việt

Logo VieZ

Phát ngôn này rất nhanh chóng khiến anh nhận về nhiều chỉ trích , đồng thời đặt lên tên tuổi của nam nhạc sĩ này một "danh hiệu" mà không ai mong muốn: "nhạc sĩ chuyên đạo nhạc".

Kể từ đó, mỗi sản phẩm do anh chắp bút thường xuyên nhận được nhiều sự soi xét của khán giả. Và đó là lý do sản phẩm mới của anh được thể hiện bởi Thiều Bảo Trâm đang nhận về nhiều nghi vấn "mượn" ý tưởng nhạc Hoa.

Khi PR Manager/ Social Manager gặp khủng hoảng truyền thông thì..

Vấn đề của Trịnh Thăng Bình và người anh chọn làm Social Manager cho sản phẩm của mình, chị H, cũng không phải sự việc hiếm trong ngành giải trí.

Cách đây khoảng 3 năm, một nhân vật thân cận, từng là PR Manager hoặc có mối quan hệ thân thiết với Đàm Vĩnh Hưng, Soobin Hoàng Sơn, Duy Khánh hay Phở Đặc Biệt cũng bị tố về việc "nợ xấu" lên đến tiền tỷ - chị Tr.

Người này đã chủ động deactive các trang mạng xã hội, mở một trang khác và giữ im lặng tuyệt đối. Thời điểm 2018 này, có một đàn anh trong ngành từng là quản lý của nhiều sao hạng A đã lên tiếng rằng: "Tr. đã xin lỗi và hứa sẽ làm lại cuộc đời, trả nợ dần". Tất cả những "chủ nợ" còn lại của chị chọn chờ đợi và im lặng.

khi quan ly truyen thong roi vao khung hoang truyen thong cua chinh minh dao sac co got duoc chuoi - anh 0
Tr vẫn là cái tên thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện âm nhạc.

Theo một nguồn tin thân cận của , chị Tr. vẫn đang tiếp tục hoạt động liên quan đến nghệ thuật, tổ chức các sự kiện sau hơn 1 năm biến mất.

Những vụ việc ekip/ quản lý ăn chặn tiền show diễn của các nghệ sĩ cũng không hiếm gặp. Đây có thể xem là một trong những vấn đề rất nhức nhối của ngành giải trí.

Trước những tố cáo từ phía nghệ sĩ, những người này, thường là freelancer, thường chọn cách im lặng và biến mất, sau đó làm lại từ đầu như chưa từng có điều gì xảy ra.

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi giới nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật thường mong muốn người mắc sai lầm có cơ hội làm lại cuộc đời, không triệt đường của họ nên không có những động thái quyết liệt.

Đem vấn đề này hỏi một giảng viên xin phép được giấu tên của khoa Báo chí & Truyền thông trường ĐH KHXH&NV TP. HCM, cũng nhận được những câu trả lời:

"Người làm truyền thông chắc chắn sẽ biết cách để giúp người khác vượt qua, nhưng chưa chắc đã giúp chính mình giải quyết được những khó khăn này.

Tôi quan niệm rằng, 1 là đưa ra thông tin đúng sự thật, 2 là im lặng. Tức là, có nhiều sự lựa chọn cho người làm truyền thông trong việc giải quyết vấn đề này.

Mỗi lựa chọn đều mang đến những vấn đề sau đó. Nhưng nếu đã sai, thì phải nhận. Còn ngược lại, hãy đứng lên đấu tranh cho chính bản thân mình".

Nhạc Việt

Logo VieZ

Mỗi lựa chọn đều mang đến những vấn đề sau đó. Nhưng nếu đã sai, thì phải nhận. Còn ngược lại, hãy đứng lên đấu tranh cho chính bản thân mình".

Giảng viên Báo chí - Truyền thông Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Trở lại chuyện chị H và Trịnh Thăng Bình, chị sẽ xử lý như thế nào có lẽ phần nào khán giả cũng đã thấy được: Im lặng và tiếp tục làm những việc đang làm, không đá động hay lên tiếng về cáo buộc trên. 

Còn sau đó chị có xin lỗi hay gửi lại số tiền cho Trịnh Thăng Bình hay không, điều này sẽ chờ thời gian trả lời. 

Phía Trịnh Thăng Bình cũng từng nói: "Tôi muốn cho H một con đường sống để tiếp tục làm nghề!".

Từ chuyện 'thả trôi' social của Trịnh Thăng Bình vì bị 'ôm tiền chạy mất': 'đẩy' thì hit, không là toang?

Trịnh Thăng Bình trả lời : 'Tôi không muốn phát ngôn nữa để chừa cho H... đường sống'

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ