''Mấy anh chị có sống ở hẻm chưa? Bất kì con hẻm nào ở Sài Gòn cũng chứa đựng vạn điều kì thú".
Bố Già là bộ phim điện ảnh với kịch bản mang câu chuyện quen thuộc về cuộc sống gia đình Việt giữa một Sài Gòn đông đúc. Bộ phim phác họa đời sống cùng những bất đồng trong mối quan hệ cha con, cách sống đối đãi với họ hàng, làng xóm và sự bất đồng giữa các thế hệ.
Về hình ảnh, diễn xuất và nội dung chúng ta phải công nhận rằng phim vô cùng chỉn chu và đẹp mắt với nhiều thước phim oneshot cực kỳ ấn tượng. Đặc biết hơn cả, Bố Già đã phác họa nên một Sài Gòn đông đúc tấp nập người ra kẻ vào nhưng lại rất bình dị và chân tình.
Nội dung liên quan
Sài Gòn đất chật người đông
Lấy bối cảnh một góc của Sài Gòn, xoay quanh những con người lao động lam lũ. Nhà đã không khá khẩm là bao, Ba Sang còn hay can thiệp mỗi khi có chuyện bất bình nên thường chuốt hại vào thân, đã nghèo nay còn khó khăn hơn.
Bối cảnh chính trong phim Bố Già là con hẻm ở đường Nguyễn Kiệm (quận 4). Nó nằm dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ. Con hẻm bao năm yên bình tĩnh lặng trở nên nhộn nhịp hơn khi có đoàn làm phim Bố Già về quay. Cảnh vật, con người được tái hiện trong Bố Già tạo nên một bức tranh chân thật về một trong vô số những con hẻm của Sài Gòn.
Bố Già mang đến một màu sắc lẫn trang phục mang đến cho mỗi nhân vật không chỉ sự nổi bật và ấn tượng riêng, mà còn thể hiện rõ ràng hơn tính cách của từng người. Chẳng hạn Ba Sang của Trấn Thành với chiếc áo sơ-mi màu xám, bộ râu và mái tóc điểm bạc khiến nhiều người dễ dàng nhận ra hình ảnh của một ông bố tần tảo, chịu khó và rất quen thuộc, rất Sài Gòn.
Những chiếc radio, TV cũ, sạp báo, tiệm cắt tóc vỉa hè hay những bài nhạc của năm tháng rất Sài Gòn. Tất cả được Trấn Thành mang đến một cách chỉn chu và đậm đà một thành phố chật hẹp nhưng thấm đẫm giá trị về văn hóa.
Bố Già phiên bản điện ảnh tập trung hướng đến câu chuyện rất đời với những hình mẫu nhân vật rất quen thuộc, gần gũi mà ai cũng có thể tìm thấy một phần nào đó trong chính gia đình mình.
Góc nhìn về những con hẻm cũng được Bố Già lột tả bằng những cú máy oneshot trong những tình tiết quan trọng của phim. Điển hình là mở đầu bộ phim cú máy trải dài từ đầu xóm đến cuối xóm, đòi hỏi người quay phải cực kỳ cẩn thận và khéo léo, vì đây là những cú máy khó về mặt lột tả nội dung lẫn kỹ thuật, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa người quay, người diễn.
Bố Già cho thấy Sài Gòn là một chất liệu tốt cho điện ảnh Việt và từ đó có thể hoàn toàn làm ra những bộ phim với câu chuyện thuần Việt và được khán giả Việt đón nhận. Phim Bố Già quả thực đã giúp chúng ta nhìn thấy một con hẻm rất Sài Gòn, rất nên thơ, bình yên. Một con hẻm mang bao ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ Sài Thành.
Những con hẻm chật hẹp nhưng rộng lòng người lắm
Người dân trong hẻm mến người, nhiệt tình. Cứ đoàn phim thiếu cái gì là lại cho mượn cái đó. Cái tính hào sảng của người Sài Gòn thể hiện rõ nhất trong những ngày đoàn làm phim đến. Người ta mến đoàn phim, quý Trấn Thành nên nhờ gì cũng giúp, thân tình lắm.
Dưới hàng chục mái nhà san sát, có hàng trăm con người ᴄùռg sinh sống, trưởng thành, lớn lên trong những con hẻm nhỏ quanh co nối đuôi nhau. Hẻm là một "đặc sản" của Sài Gòn không chỉ bởi dáng vẻ mà còn ở chính con người nơi đó.
Người dân hẻm Bố Già nhiệt thành, chất phác, khi nghe kể về sự thành công của phim Bố Già, ai nấy trong hẻm cũng vui mừng. Họ nói, chưa được ra rạp xem nhưng vẫn hay xem các đoạn trailer của phim, cập nhật tin tức về bộ phim và chẳng ngờ, hẻm lên phim đẹp thế.
Nội dung liên quan
Người Sài Gòn là thế đấy ''tánh kỳ'' lắm, mượn cái gì cũng cho, luôn vui vẻ hòa đồng và bình dị. Ai nói Sài Gòn không lãng mạn, mà chỉ có toàn khói bụi và đông đúc thì hãy đến với những coi hẻm bình yên chất chưa một Sài Gòn rất đặc biệt.
"Cứ 2,3 giờ chiều, là những người trong đoàn phim lại tấp nập và bận rộn. Cái tính hào sảng của người Sài Gòn thể hiện rõ nhất trong những ngày có đoàn phim đến. Người cho mượn cái lu nước, người chặt cây mãng cầu để làm bối cảnh. Tôi rất thích Trấn Thành, mỗi lần thấy cậu ấy xuất hiện ở đây là vui lắm", cư dân hẻm chia sẻ.
Lang thang và gắn bó với Sài Gòn lâu lắm mới hiểu được những vẻ đẹp và nếp sống bình dị nơi đây. Ánh nắng vàng như rót mật, những bông hoa nhỏ leo dây bò khắp cửa sổ, hay tiếng trẻ con cười nói ra rả, nhiêu đó thôi cũng thấy được con hẻm này có quá nhiều góc nhỏ đáng yêu.
''Chờ ngày Sài Gòn… kẹt xe trở lại'' là mong muốn của nhiều người trẻ ở TP.HCM lúc này, cũng là tên tuyến bài được khởi xướng. Trong tuyến bài này, ghi nhận những chia sẻ, những câu chuyện và kỷ niệm về Sài Gòn. Có thể là của một người nổi tiếng, cũng có thể đến từ một bạn trẻ bình thường. Nhưng tất cả cùng gặp nhau ở tình yêu dành cho Sài Gòn và niềm tin thành phố sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh để đường phố đông vui trở lại!
Nguồn: TH&PL