Hại hay Ngại: Trào lưu khoe thành tích khiến netizen tự ti?

Từ một trào lưu mang nội dung tích cực, “khoe thành tích học tập” dần khiến cộng đồng mạng cảm thấy bị tiêu cực, tự ti.

Hại hay Ngại: Trào lưu khoe thành tích khiến netizen tự ti?

Khoe thành tích - trend chỉ dành cho "con nhà người ta"?

Trào lưu "khoe thành tích" lên mạng xã hội không còn xa lạ với các bạn trẻ. Loạt TikToker cũng nhanh chóng bắt trend với những thành tích khủng như: 8.0 IELTS, đỗ vào trường đại học top 10 nước Mỹ, thu nhập 70-100 triệu đồng/tháng... Tuy nhiên, thời gian gần đây, trào lưu này dần khiến các bạn trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi có quá nhiều người tài giỏi.

Mở màn cho trào lưu này là các clip treo giấy khen, huy chương, điểm số cao ngất ngưởng chuẩn "con nhà người ta" từ loạt hotboy, hotgirl. Nhờ đó, #Nerdcheck cũng đập tan định kiến: "Con nhà giàu chỉ giỏi ăn chơi, tiêu tiền bố mẹ". 

hai hay ngai trao luu khoe thanh tich khien netizen tu ti - anh 0
Trào lưu khoe thành tích đúng chuẩn "con nhà người ta".

Hashtag #Nerdcheck thu hút hơn 149 triệu người xem trên nền tảng TikTok. Tuy nhiên, nội dung chính của trào lưu này là khoe kết quả, thành tích cao trong học tập hay công việc nên không phải ai cũng có thể tham gia. Những người có điểm số không tốt, công việc bình thường có cảm giác tự ti, mặc cảm khi tiếp cận trào lưu "khoe thành tích".

Vì sao trào lưu có nội dung tích cực lại khiến netizen "trầm cảm"?

Ban đầu, trào lưu này tạo nên động lực để các gen Z cố gắng, phấn đấu phát triển bản thân. Tuy nhiên lâu dần, cụm từ "khoe thành tích" khiến một số cá nhân trở nên áp lực, tủi thân. Thậm chí, có người còn tỏ ra khó chịu khi thấy các clip "khoe thành tích" xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.

Một số người dùng mạng bình luận:

- Đây là trend mà mình không bao giờ theo được. 

- Chưa bao giờ kỳ thị cái trend nào như này, nhìn tủi thân quá.

- Trend gì mà gây sang chấn tâm lý quá, may mà bố mẹ mình không chơi TikTok.

- Tôi bắt đầu ngứa mắt với trend này rồi.

Việc các TikToker khoe thành tích khủng khiến không ít người ngưỡng mộ, ngạc nhiên trước sự tài giỏi "giấu ngầm" bấy lâu. Tuy vậy, những cá nhân không có nhiều thành tích vượt trội sẽ cảm thấy tự ti, tủi thân và tiêu cực bởi xung quanh có quá nhiều người tài.

Một số người tâm sự họ cảm thấy áp lực vì thành tích của "con nhà người ta". Bởi họ vừa tự vấn vì sao bản thân lại không được như vậy, vừa khó khăn khi đối diện với gia đình, đặc biệt là những người có bố mẹ bị "bệnh thành tích". Số khác thậm chí còn cảm thấy đố kỵ và khó chịu trước sự tài giỏi của mọi người.

Vì thế, từ một trào lưu giúp người chơi cùng vươn lên, phát triển, "khoe thành tích" dần khiến netizen trầm cảm vì không phải ai sinh ra cũng có tố chất hơn người.

Với sự phát triển của mạng xã hội, người dùng sẽ không tránh khỏi những nội dung tiêu cực. Điều quan trọng là cách bản thân mỗi người tiếp nhận và phản ứng những nội dung ấy. 

Với trào lưu "khoe thành tích", thay vì cảm thấy tự ti bởi bản thân không bằng "con nhà người ta", bạn hãy biến sự tiêu cực đó thành động lực để phát triển bản thân. 

Hại hay Ngại là tuyến bài phân tích những mặt tích cực, tiêu cực của các trào lưu hot trên mạng xã hội. Nếu bạn là một người "nghiện" social chính hiệu, thử điểm danh xem mình có theo các trend này không.   

Mức lương ở quán phở thế nào mà các Facebooker đòi nghỉ việc để ứng tuyển?

Xuýt xoa trước bộ ảnh cưới kỷ niệm ngày đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành

Nghe "hot boy trà sữa" kể quá trình nhận tiền thưởng Thách Thức Danh Hài: Netizen chú ý một điểm đặc biệt

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ