Gen Z nói về mua sắm: Thích thì mua không thích... cũng phải mua!

Gen Z luôn tạo ra những khác biệt và mới lạ trong cuộc sống của chính mình, đến việc tìm kiếm áo quần, giày dép, sự quan tâm về thời trang của thế hệ này cũng có những tiêu chuẩn khắc khe hơn, lạ mắt hơn các thế hệ trước.

Chia sẻ từ 3 bạn nữ ở 3 quốc gia khác nhau về những gì họ mua, nơi mua và lý lí do chọn mua những món đồ này. 

Cứ mỗi một Greta Thunberg hay người nào đó nghỉ học để phản đối biến đổi khí hậu, lại có một thành viên Gen Z khác đang mua sắm áo quần với giá “hạt dẻ” trên smartphone. 

3 người mua sắm Gen Z đến từ Mỹ, Úc và Anh đã tiết lộ những gì họ mua, và tại sao. Tất cả họ đều làm thêm sau giờ học hoặc tiết kiệm tiền để chi trả cho những khoản mua sắm cá nhân. 

“Tôi tìm kiếm mỗi ngày”

Mia Grantham là một học sinh trung học người Anh đang theo học chương trình A-level. Cô bạn sống với cha và em gái tên Annie ở Wilmslow, một thị trấn ngoài Manchester (Anh). 

Sở thích về quần áo của Mia tăng lên khoảng 18 tháng trước, khi cô bạn bắt đầu nhận được tiền hỗ trợ và thu hút người theo dõi trên các tài khoản mạng xã hội. Mia có hơn 1500 người theo dõi trên Instagram, được khoảng 500 người xem mỗi story trên Snapchat và dành khoảng 3 giờ mỗi ngày với chiếc iPhone XR của mình (và khoảng 5 giờ vào cuối tuần hoặc trong kì nghỉ). 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Outfit ưa thích để ra ngoài của cô bạn là đầm màu đỏ. Cô bạn có 14 chiếc như vậy. 

Bao lâu thì bạn lại mua sắm?

Tôi tìm xem mỗi ngày - ít nhất 1 lần - trên app có tên Pretty Little Thing. Đó là ứng dụng yêu thích của tôi, và tôi không xem ở đâu khác nữa, trừ khi tôi thấy món gì đó trên người một Instagram influencer mà tôi thích. Hiện tại tôi thích Molly-Mae Hague, một ngôi sao trong series năm 2019 “Love Island”. Gần đây cô ấy đã tạo một dòng quần áo độc quyền cho PLT, làm tôi càng thích hãng này hơn. Thường thì tôi dạo các app mua sắm vào cuối ngày, trước khi đi ngủ khoảng 10-15 phút. Nhưng nếu tôi muốn mua một bộ đồ mới cho một sự kiện sắp đến thì tôi có thể lướt hơn 1 tiếng. Tôi thật sự không đến các cửa hàng truyền thống. Nếu có thì tôi chỉ đến Primark. Đôi khi là H&M. Có lẽ mỗi tháng 1 lần, cũng có thể ít hơn. 

Loại sự kiện nào cần trang phục mới?

Có thể chỉ là một bữa ăn. Hoặc một bữa tiệc tại nhà hay sinh nhật của một người bạn. Cũng có thể là trường học, nơi chúng ta có dresscode chứ không cần đồng phục.

Tại sao Pretty Little Thing là thương hiệu yêu thích của bạn?

Tôi trả 8.99 bảng Anh cho gói đăng kí năm, cho phép tôi nhận được hàng vào ngay ngày hôm sau không giới hạn với bất cứ món gì tôi mua. Giờ tôi rất rành những người giao hàng - họ luôn biết khi tôi có lịch bận vào tối thứ 6 hay thứ 7. Tôi không mua từ những nơi như Boohoo.com hoặc Missguided vì tôi phải trả phí giao hàng, điều này sẽ rất phí tiền. Tôi mua hàng ít nhất 1 lần/tuần, và giá trị giỏ hàng có thể từ 5.99 bảng trở lên. Có lần tận 230 bảng. Tuần trước tôi mua 11 món và gửi trả lại 3 món. 70% thời gian tôi gửi trả lại một số món đã đặt.  

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Bạn nghĩ năm vừa qua bạn đã mua bao nhiêu món quần áo?

80? 100? 

Món đồ đã mua nào mà bạn thích nhất, và bạn đã mặc nó bao nhiêu lần?

Những đồ tôi mặc nhiều nhất chắc là mấy chiếc legging xám có giá 2.50 bảng. Để đi chơi, tôi đã mua một chiếc đầm lụa đỏ mượt với đường cutout cho một bữa tiệc tại nhà. Nó có giá 12.50 bảng từ BST PLT Shape, dành cho những người có dáng đồng hồ cát như tôi. Tôi đã mặc nó 3 lần, đối với tôi đó là nhiều rồi. Thường thì tôi chỉ mặc mỗi cái đầm có 1 lần. 

Tại sao chỉ 1 lần?

Bởi vì tôi thường sẽ xuất hiện trong các bức ảnh sẽ được đăng tải lên mạng xã hội sau đó. Tôi thật sự không muốn ai đó thấy tôi mặc một chiếc đầm nhiều lần. Mọi người sẽ nghĩ tôi không có phong cách khi tôi cứ mặc đi mặc lại một món. Phong cách chính là thay đổi cho bất kì tình huống nào và các sự kiện khác nhau. 

Khi nào đồ là cũ đối với bạn?

Những thứ bạn chỉ mặc ở nhà như legging thì có thể giữ dùng nhiều năm. Váy đầm, khi bạn đã mặc: 2 lần. 

Giá cả có quan trọng không?

Đương nhiên. Nếu tôi chỉ sẽ mặc món nào đó 1 hay 2 lần, tôi sẽ muốn mua cái rẻ nhất có thể. 

Bạn còn tìm kiếm những gì?

Mạng xã hội là một sự cân nhắc lớn. Tôi dùng Snapchat và Instagram, đôi khi Facebook. Tôi chụp selfie để đăng lên mạng mỗi khi ra ngoài, trước hết là trong phòng ngủ rồi đăng lên, sau đó luôn là chụp với bạn hoặc bạn trai tôi, Will, khi tôi dự tiệc. Nhiều người sẽ nhìn thấy bộ đồ trên mạng nhiều hơn là họ thật sự thấy ngoài đời. Tôi dùng Snapchat nhiều nhất vì chức năng nhắn tin của nó, sau đó là Instagram, nơi tôi có cả tài khoản công khai và riêng tư và dành 1 giờ/ngày. 

Đối với IRL, nếu tôi thấy một món đồ tôi thích, thường tôi sẽ tìm nó trên Depop trước khi mua để có thể thấy người ta mặc nó ngoài đời như thế nào thay vì người mẫu mặc. Con người ta mua và bán thời trang rất nhanh, tôi thậm chí thường có thể tìm được những món mới nhất trên đó. Hầu hết bạn bè tôi cũng làm vậy. 

Điều gì khiến cuộc mua sắm của bạn đặc biệt hơn?

Một chiếc đầm Oh!Polly. Tôi mua với giá 20 bảng trên Depop, dù cái mới có giá từ 40 đến 60 bảng. Những cái đầm đó tôi vẫn giữ - tôi có 3 cái. Thanh thiếu niên không ngại mua đồ secondhand như một số người lớn tuổi đâu: Bạn có thể diện đẹp với giá rẻ hơn, hoặc trực tiếp đổi một cái đầm này với cái khác qua mạng. Tôi có xu hướng bán những món tôi không muốn với số lượng lớn trên Depop. Nó đem lại cho tôi tiền để mua những thứ mới. Đôi khi tôi cũng mang những túi đồ lớn đến các cửa tiệm kí gửi trong thị trấn, nơi họ trả một số tiền cho quần áo của bạn, tuỳ thuộc vào số lượng bạn mang đến. 

Bạn có bao giờ nghĩ những bộ quần áo đó sẽ đi về đâu sau khi bạn đã cho hoặc vứt chúng đi? 

Không. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Bạn có bao giờ nhìn nơi sản xuất quần áo của mình không?

Vâng. Tôi nhận thấy khá nhiều sản phẩm được làm tại Anh, làm tôi khá ngạc nhiên. Tôi đã nghĩ chắc toàn được làm ở những nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Bangladesh. Ngoài ra, chúng tôi đã được học chút đỉnh trong môn Xã hội học về cách quần áo của chúng ta được làm ra và điều kiện làm việc của những người đã làm ra chúng. Ở một số nước, tôi biết họ không được lương cao. Đó là một phần của toàn cầu hoá. Tôi sẽ không nói về vấn đề này với bạn bè một cách ngẫu nhiên thường tình, nhưng chúng tôi bàn về nó trong lớp học. 

Bạn nghĩ gì về thời trang bền vững?

Phải nói rằng nó đã xuất hiện trên “radar” của tôi 3 tháng trước. Tôi nghe ngày càng nhiều về điều này vì rất nhiều thương hiệu đang tung ra các BST thời trang bền vững, ví dụ như quần áo làm từ vật liệu tái chế. Nhiều BST trông cũng như mấy BST thông thường nhưng lại đắt hơn một tí. Nhưng thành thật mà nói, tôi nghĩ: Tại sao tôi phải trả nhiều hơn, trong khi tôi có thể mua được thứ giống vậy với giá thấp hơn? 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

“Tôi không thích trùng lặp”

Andrea Vargas, 18 tuổi, sinh viên năm nhất tại ĐH Hofstra, thích săn sale. Cô bạn hay săn trên các website như Pretty Little Thing và Boohoo, cũng như các cửa hàng như H&M và Forever21, nơi cô có thể tìm được những món hời. 

“Tôi đi shopping khi mùa sale bắt đầu”, cô chia sẻ trong một tối thứ 7 ở Farmingdale, N.Y. Cô bạn đi học và dành các buổi tối cuối tuần để đi chơi với bạn bè: ăn tối, có thể đi dự tiệc hoặc concert. Kế hoạch của cô cho buổi tối đặc biệt này là đến P.F. Chang’s với 3 người bạn gái. 

Lướt qua số quần áo trong phòng, cô bạn bắt đầu chia sẻ mình làm thế nào để có được chúng. “Back-to-school sale, sale mùa thu, sale mùa hè”, cô nói, “Tôi thích sale”. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Món đồ yêu thích của Vargas là một chiếc jacket màu đỏ sang trọng từ Forever21. Khi thời tiết phù hợp, cô bạn mặc nó liên tục. “Nó thật dễ thương”, Vargas nói, “Tôi cảm thấy nó như là điểm nhấn của outfit”. 

Vargas tự mua quần áo bằng tiền của mình, dùng tiền kiếm được khi làm nhân viên tại Target. Chiếc áo khoác đỏ có giá khoảng 40 USD, và cô bạn nói nó thật đáng đồng tiền. Tuy nhiên, cô bạn nói, “Tôi thấy chẳng ích gì khi chi 40USD cho một chiếc áo phông. Cá nhân tôi thấy nếu chất lượng áo không tương xứng với giá cả, tôi sẽ không mua. Nếu một chiếc áo khoác jean có giá 60 USD và tôi có thể tìm nó với giá 20 USD, tôi sẽ mua với giá 20 USD. Đặc biệt là tôi đang học đại học, tôi cần phải mua sách”. 

Vargas đoán cô đã mua khoảng 100 đến 200 món đồ trong năm vừa qua, bao gồm cả giày và trang sức, tủ quần áo của cô có khoảng 500 đến 600 món. “Có thể nói phần lớn là áo. Phải là áo thun graphic. Tôi thích trên áo có mấy câu trích dẫn nhỏ. Tôi vẫn chưa mua quần jean mới. Tôi thích nhiều quần jean rách. Tôi hiếm khi mua giày”. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Cô bạn thường không kiểm tra nơi sản xuất quần áo và cũng không cảm thấy có lỗi vì số quần áo của mình. Sau khi cô bạn mặc xong món nào đó, nó có thể được tái sử dụng. “Mẹ tôi đến từ El Salvador và bố tôi từ Nicaragua”, cô chia sẻ. “Đó không phải là những quốc gia giàu có, thế nên tôi thích tặng lại cho những người không có nhiều quần áo. Ở đó nóng nên tôi không thể gửi áo tay dài, nhưng tôi cố gắng gửi những chiếc quần ngắn tôi không mặc vừa, những đồ vẫn còn mặc được”. 

Cô nghĩ số tiền phù hợp để chi cho quần áo là 10-15 USD cho áo và 20-40 USD cho quần. Đối với váy đầm cho dịp đặc biệt, cô có thể chi hơn 40 USD. Cô ước tính mình mặc mỗi món 15 lần trước khi đem quyên góp hoặc bán trên Depop - nhưng cô bạn cũng không muốn bị bắt gặp mặc một thứ nhiều lần trên Instagram. 

“Nếu tôi đã từng chụp ảnh với một cái áo nào đó rồi, tôi sẽ cố không chụp ảnh lúc mặc nó lại nữa. Tôi không thích trùng lặp”, cô bạn chia sẻ.

Vargas đã mời bạn bè đến để chuẩn bị. Alana Wilson, 18 tuổi, nói rằng Instagram cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc mua sắm của cô. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Một người bạn khác, Sofia Barbetta, 18 tuổi, cũng đồng tình. “Cảm giác tôi tìm thấy hầu hết quần áo mình muốn mua trên quảng cáo Instagram. Tôi thậm chí còn không theo dõi nhiều trang về thời trang, nhưng tôi thấy quảng cáo và tôi kiểu “Dễ thương quá””. 

Cô bạn mở điện thoại để khoe một số outfit cô đã đăng trên VSCO, một app chia sẻ hình ảnh. “Tôi cũng đã trải qua thời mặc quần camo”, “Bộ này tôi lấy cảm hứng từ Twitter”. 

Một giờ sau khi Vargas bắt đầu chuẩn bị với bạn bè, cô cũng đã chọn được outfit cho buổi tối: một đôi bốt đen kiểu quân đội từ Target, quần hoạ tiết houndstooth trắng đen và áo trễ vai màu đen từ H&M.

Vargas dùng máy tạo kiểu tóc Miss Jessie’s Jelly Soft Curls cho mái tóc xoăn gợn sóng của mình. Vài giờ sau, cô bạn đăng lên Instagram bức ảnh chụp mình cùng các bạn bên ngoài một nhà hàng. 

“Tôi diện đồ để được mọi người ngắm” 

Nicole Lambert, 20 tuổi, sống tại Sydney, Úc cùng bố mẹ và đang theo học bằng đại học ngành quan hệ công chúng và quảng cáo tại ĐH New South Wales. Cô dạy kèm vào các ngày trong tuần và làm công việc bán lẻ vào cuối tuần. Khi có thời gian rảnh, cô và các bạn thường thích diện đồ đẹp và đến tham gia các lễ hội. 

Chúng tôi không phải là influencer - nhưng… 

Khi tôi diện đồ để ra ngoài, tôi mặc đồ đẹp để được ngắm, nói ra thì có hơi lạ vì chúng tôi không phải là influencer. Nghe có vẻ nông cạn, nhưng tôi nghĩ trong đầu bạn nghĩ rằng: Tôi có lẽ nên tránh mặc một outfit 2 lần. 

Vào cuối ngày, tôi ưu tiên vẻ bề ngoài hơn là tính thực tế. Và điều đó thật không thể tin được. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Làm mình trở nên dễ thương

Hôm qua ở lễ hội, bạn tôi mặc một chiếc áo Tiger Mist với trái tim khắp nơi trên áo, rất dễ thương, nhưng tay áo trễ vai. Tôi cảm thấy tệ thay cho bạn mình cả ngày hôm đó vì cô ấy không thể đưa tay lên được. Nhưng cô ấy chụp được những bức ảnh dễ thương, vậy là ổn rồi. 

Tôi biết khi bạn đăng thứ gì đó lên Instagram và nó được đón nhận, bạn sẽ kiểu, “Chà, lựa chọn của mình tốt đấy chứ”. Tôi thích khi mọi người nhắn tin hỏi “Bạn mua đồ này ở đâu vậy?”, bạn biết là mình đã tìm được thứ mà mọi người không dễ tìm thấy. 

Tôi suy nghĩ về những gì tôi sẽ đăng trong một khoảng thời gian thích hợp. Đó là một phiên bản của cuộc sống bạn. Bạn muốn ảnh đẹp, nhưng phải có caption hài hước để mọi người thấy bạn thực tế và có thể liên hệ với bản thân. 

Đó là lí do chúng ta có các tài khoản Instagram riêng tư, bởi vì nó khiến bạn mệt mỏi. Đó là nơi chúng ta cảm thấy hoàn toàn tự do có thể đăng những gì mình muốn. Những thăng trầm cuộc sống. Con người thật của mình. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Giữ tính riêng tư

Trên Instagram chính của tôi, mọi người sẽ không biết rằng tôi vui tính. Vì tôi nghĩ quá nhiều về những gì mình đăng: Mọi người sẽ hiểu chứ? Mọi người có thật sự sẽ bật cười vì điều đó không? 

Ra khỏi shop tay không

Tôi thường xem quần áo ít nhất 1 lần/tuần - cho một dịp nào đó, hay chỉ đơn giản là một việc để làm thôi, xem online hoặc ra cửa hàng. Tôi mua online 60%, mua trực tiếp 40%. Nhưng 75% thời gian, tôi sẽ ra các cửa hàng, xem một vòng và không tìm được gì ưng ý vì tôi nghĩ món nào cũng giống nhau. 

Tôi không ngại mặc một gì đó trông hơi kì lạ. Giờ tôi đang siêu thích hoa văn động vật, gần như đến mức tôi sẽ mặc cực nhiều. Tôi thích mấy chiếc quần hoạ tiết da rắn và quần ống loe của mình. Quần ống loe không bao giờ lỗi thời. 

Đôi khi thật choáng khi thấy có hàng tá thứ online. Tôi có thể lướt hàng tiếng đồng hồ. 

Thường thì trên Instagram, tôi sẽ lướt mục “Explore”, và mọi người ở đó hay gắn tag vào những bộ đồ. Điều đó rất hữu ích vì bạn chỉ cần click vào tài khoản và tìm món đồ đó thôi. Đó là cách tôi tìm ra những món đồ hay ho. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Những bộ váy này được làm tại đâu?

Nếu tôi thấy thứ gì đó thật tuyệt, tôi sẽ không đặt nặng vấn đề giá cả. Nhưng tôi không thích đầu tư quá nhiều tiền vào món mình sẽ không mặc nhiều. Tôi có chú ý đến nhãn hiệu quần áo không? Cũng không hẳn. Trong đầu tôi, tôi cho rằng tôi biết quần áo được sản xuất ở đâu: ở Trung Quốc. 

Về số tiền tôi sẽ chi: giá trung bình của một chiếc váy có thể là khoảng 180 đô la Úc. Jean thì khoảng 150. Một chiếc áo hàng tốt để mặc ra ngoài, 50 đô. Tôi thích một đôi cao gót đẹp nên tôi đã chi tầm 200 đô cho một đôi đó. Và lại một lần nữa, tôi mua được một đôi với giá 50 đô. Tủ quần áo của tôi có 200 món. 

Đưa tủ quần áo đi khắp thế giới 

Mỗi dịp xuân là tôi lại có một cuộc tổng dọn dẹp tủ quần áo và gửi những thùng đồ của mình cho gia đình ở Philippines. Một người anh em họ của tôi có gian hàng ở chợ. Vì vậy tôi nghĩ đồ đạc của mình sẽ được mang ra đó nếu họ không muốn giữ lại mặc. 

Có thể nói 30% tủ quần áo của tôi sẽ được dọn đi. Có lẽ khoảng 80 món. Khi tôi dọn tất cả ra và chất một đống lớn trên sàn, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi “ngán”. Tôi vui vì mình có thể gửi chúng đi đâu đó và điều này ít nhất giúp được gia đình tôi. 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0

Ủng hộ tính bền vững - hay không

Tôi muốn ủng hộ những thương hiệu thời trang bền vững. Nhưng nếu nó không phù hợp với bản thân tôi và những gì tôi đang làm trong phong cách sống của mình, tôi sẽ chọn điều gì đó khác để thay thế. 

Thời gian là vấn đề quan trọng. Những gì tôi mặc để dự lễ hội hôm qua, tôi đặt vào sáng thứ 3 và được giao vào sáng thứ 4: tức là 24 tiếng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Tôi là người kém quyết đoán nhất và thiếu kiên nhẫn nhất. Khi trào lưu mini bag rộ lên, tôi rất thích một chiếc bán ở London. Bạn có thể khắc tên viết tắt của mình lên đó. Nhưng phải mất 30 ngày mới nhận được và tôi kiểu, thôi bỏ đi. Tôi đi mua một chiếc túi dễ thương từ Mango. 

Nếu đó là một đơn hàng lớn, tôi không ngại chờ một tuần. Nhưng nếu chỉ có một món thôi, tôi sẽ kiểu: Tại sao phải vậy? 

gen z noi ve mua sam thich thi mua khong thich cung phai mua - anh 0
(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ